Dự án nhà máy xi măng hơn 4.000 tỉ trở thành nơi chăn bò

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Nhà máy xi măng Nam Đông (huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế) có vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng nhưng "đắp chiếu" suốt 13 năm, trở thành nơi chăn thả trâu, bò.

Dự án nghìn tỉ thành nơi chăn bò

Tháng 3.2009, dự án Nhà máy xi măng Nam Đông (tại thôn 3 và thôn 5, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông) khởi công. Dự án xây dựng trên 40 hecta, do Công ty CP Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long làm chủ đầu tư, với tổng vốn 4.437 tỉ đồng, cam kết sẽ hoàn thành vào năm 2011.

Theo dự kiến, nhu cầu khai thác dự án 50 năm và sẽ giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm hàng trăm tỉ đồng.

Vì muốn dự án sớm đi vào hoạt động để giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, có 40 hộ dân đã đồng ý di dời nhà cửa, vườn tược đến khu tái định cư nhường đất cho dự án.

 
Một số hạng mục được thi công cách đây nhiều năm đã bị cây, cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: PV.

Điều đáng nói, người dân đã hi sinh để đến nơi tái định cư với diện tích ít hơn, khó khăn về sản xuất, khó khăn về nguồn nước, thế nhưng, sau khi triển khai vài hạng mục thì dự án bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất.

Ghi nhận tại dự án, hạng mục nhà điều hành và tường rào bao quanh được xây cách đây nhiều năm đã xuống cấp; khuôn viên dự án trở thành nơi chăn thả trâu, bò của một số hộ dân gây nhếch nhác, ô nhiễm.

Chủ tịch UBND xã Thượng Quảng - Đinh Hồng Lam cho biết, trước thực trạng đất dự án bỏ hoang trong khi người dân thiếu đất sản xuất, UBND xã cũng đã có văn bản kiến nghị cấp trên thu hồi đất sản xuất giao cho dân. Qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện, cử tri cũng nêu kiến nghị của mình nhưng được trả lời, đây là dự án liên quan đến tỉnh, trung ương, không thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện.

Ông Phạm Tấn Son - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Nam Đông cho biết, khi dự án triển khai, chủ đầu tư đã đền bù đầy đủ cho người dân. Hiện tại, chủ đầu tư vẫn cho người dân mượn đất để canh tác những cây ngắn ngày hoặc trồng cỏ nuôi bò.

"Lĩnh vực này liên quan đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đến lúc nhà máy đi vào hoạt động, chuyên ngành quản lí công nghiệp thì chúng tôi mới liên quan", ông Son nói.

 
Người dân "trưng dụng" nhà điều hành làm nơi chất thức ăn cho trâu bò. Ảnh: PV.

Hoãn đến bao giờ?

Ông Phan Quốc Sơn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, dự án Nhà máy xi măng Nam Đông của Công ty CP Đầu tư Xi măng Nam Đông Việt Song Long được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 4.1.2008, thay đổi lần thứ nhất vào tháng 5.2010.

Trong quá trình triển khai do gặp nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan, tiến độ thực hiện chậm so với cam kết, chủ đầu tư đã có văn bản đề nghị gia hạn tiến độ và được UBND tỉnh đồng ý chủ trương gia hạn tại Công văn số 4694/UBND-XD ngày 26.10.2011, nhưng sau đó dự án vẫn không triển khai.

Ngày 3.4.2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 485/TTg-KTN về việc rà soát, điều chỉnh tiến độ các dự án xi măng theo quy hoạch; trong đó, dự án Nhà máy xi măng Nam Đông được giãn tiến độ sang giai đoạn sau năm 2015.

Ngày 28.8.2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1592/TTg-KTN về việc rà soát các dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam, theo đó hoãn triển khai dự án Nhà máy xi măng Nam Đông.

Đến ngày 1.3.2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có tờ trình số 1072/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị tiếp tục thực hiện đầu tư dự án Nhà máy xi măng Nam Đông.

Trên cơ sở làm việc với tỉnh, ngày 18.6.2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông báo kết luận số 212/TB-VPCP, để dự án Nhà máy xi măng Nam Đông được xem xét tiếp tục triển khai trong năm 2019 thì phải được rà soát tiến độ, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, công nghệ, bảo vệ môi trường và đảm bảo các điều kiện cần thiết khác.

Hiện nay, Sở Kế hoạch & Đầu tư đang phối hợp với các sở, ngành làm việc với nhà đầu tư rà soát các nội dung liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh để tham mưu phương án xử lý phù hợp.

Trải qua hơn 13 năm, dự án Nhà máy xi măng Nam Đông vẫn dang dở, gây nhếch nhác, ô nhiễm, lãng phí tài nguyên đất trong khi đó nhiều hộ dân nhường đất cho dự án lại khó khăn cũng như thiếu đất canh tác.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo “khấn cầu” trả lương tháng 13, cần sự chia sẻ từ 2 phía

QUANG ĐẠI |

Sau khi đăng clip "khấn cầu" trả lương tháng 13 lên trang cá nhân, thầy Ngô Công Tấn bị hiệu trưởng mời làm việc.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải uống nước nhiễm đá vôi

Trần Trọng |

Hòa Bình - Nhiều năm qua, công trình nước sạch ngừng hoạt động, người dân phải dùng nước suối bị lẫn nhiều tạp chất, nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhà máy xi măng hơn 1.400 tỉ đồng bỏ hoang, tường vây bị đổ sập

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Dự án nhà máy xi măng lên tới hơn 1.400 tỉ đồng, tuy nhiên suốt hơn 1 thập kỷ qua, dự án này “đắp chiếu”, trở thành bãi đất hoang, tường vây đổ sập, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân. Cực chẳng đã, chính quyền địa phương đã phải kiến nghị tỉnh bỏ quy hoạch nhà máy xi măng tại đây.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Thầy giáo “khấn cầu” trả lương tháng 13, cần sự chia sẻ từ 2 phía

QUANG ĐẠI |

Sau khi đăng clip "khấn cầu" trả lương tháng 13 lên trang cá nhân, thầy Ngô Công Tấn bị hiệu trưởng mời làm việc.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải uống nước nhiễm đá vôi

Trần Trọng |

Hòa Bình - Nhiều năm qua, công trình nước sạch ngừng hoạt động, người dân phải dùng nước suối bị lẫn nhiều tạp chất, nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhà máy xi măng hơn 1.400 tỉ đồng bỏ hoang, tường vây bị đổ sập

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Dự án nhà máy xi măng lên tới hơn 1.400 tỉ đồng, tuy nhiên suốt hơn 1 thập kỷ qua, dự án này “đắp chiếu”, trở thành bãi đất hoang, tường vây đổ sập, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân. Cực chẳng đã, chính quyền địa phương đã phải kiến nghị tỉnh bỏ quy hoạch nhà máy xi măng tại đây.