Dự án BOT Quốc lộ 19: Thu không đủ, doanh nghiệp muốn bỏ cuộc

minh hạnh |

Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai có tổng mức đầu tư 1.460 tỉ đồng mới đi vào hoạt động một thời gian ngắn nhưng đã trở thành gánh nặng cho cả nhà đầu tư, ngân hàng, lẫn các cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên nhân chính do số thu thực tế tại Dự án không đủ để trả lãi ngân hàng trái với kỳ vọng của nhà đầu tư và nhà tài trợ vốn. Đây là một trong những khó khăn điển hình mà các doanh nghiệp BOT đang muốn tháo chạy.

Thực hiện thi công trước khi cấp giấy đầu tư

Dự án BOT Quốc lộ 19 có tổng mức đầu tư 1.460 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư duy nhất (Tổng Công ty 36) là 279,5 tỉ đồng; phần còn lại là vốn vay thương mại. Theo hợp đồng BOT được ký kết với Bộ Giao thông Vận tải, nhà đầu tư được phép thu phí để hoàn vốn cho Dự án trong vòng 20 năm 6 tháng 19 ngày. Nếu không giải quyết được các tồn tại về tài chính nói trên, doanh nghiệp dự án chắc chắn sẽ bị phá sản, để lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

Theo kết luận thanh tra số 353/KL - BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải công bố mới đây về Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai (Dự án BOT Quốc lộ 19). Do Tổng Công ty 36 - CTCP là nhà đầu tư và Công ty TNHH BOT 36.71 là doanh nghiệp dự án. Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án là Ban Quản lý dự án 5 và Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong giai đoạn khai thác.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, mặc dù là nhà đầu tư có uy tín trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng Tổng Công ty 36 và Công ty TNHH BOT 36.71 có nhiều sai sót tại dự án này. Cụ thể, tại 3 nội dung thanh tra của Bộ Giao thông Vận tải về công tác hoàn thành, quyết toán dự án; chất lượng thi công và khai thác dự án; quản lý thu phí và khai thác từ ngày 1.4.2016 đến thời điểm thanh tra đã chỉ rõ công tác quản lý chất lượng tại dự án chưa đáp ứng yêu cầu.

Cụ thể, dự án được nghiệm thu cơ sở, đưa vào khai thác, sử dụng tháng 4.2016. Tại thời điểm kiểm tra, theo kết quả báo cáo của đơn vị tư vấn kiểm định độc lập cho thấy, tất cả các hạng mục đều đạt yêu cầu chất lượng. Tuy nhiên, theo Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, dự án còn khá nhiều tồn tại, hư hỏng, một số đoạn chưa đảm bảo chất lượng; mặt đường một số đoạn bị rạn nứt, bong bật, hư hỏng, sơn kẻ đường bị mờ, mất vật liệu, đặc biệt là đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Bình Định.

Theo ghi nhận của đoàn Thanh tra, tại thời điểm tháng 8.2019, dự án vẫn tiếp tục hư hỏng, chưa được các đơn vị thi công tiến hành sửa chữa bảo hành công trình như: Mặt đường bị rạn nứt, một số vị trí hằn lún vệt bánh xe, bong tróc, ổ gà, vạch sơn kẻ đường hư hỏng… Ngoài một số nguyên nhân khách quan như thời gian thi công kéo dài khoảng 24 tháng, trong khi đó tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên có 9 đến 12 tháng là mùa mưa, do đó việc triển khai thi công gặp nhiều khó khăn; chất lượng đá cấp phối, đá sản xuất bêtông nhựa không đảm bảo theo tiêu chuẩn… công tác quản lý, kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp dự án chưa thực sự chuyên nghiệp cũng dẫn đến xuất hiện nhiều hư hỏng khi đưa công trình vào khai thác.

Cùng đó, công tác thi công đã được thực hiện trước khi ký hợp đồng xây lắp, trước khi dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trước khi ký Hợp đồng BOT là chưa phù hợp quy định. Một số gói thầu thậm chí còn tổ chức thi công khi chưa phê duyệt bản vẽ thi công, trước khi lựa chọn nhà thầu, trước khi ký hợp đồng xây lắp, một số hạng mục thi công không có tư vấn giám sát kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng; thi công trước thời điểm được cơ quan nhà nước cấp phép.

Vỡ phương án tài chính

Công tác quản lý tài chính của nhà đầu tư cũng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp tại Dự án BOT Quốc lộ 19 khi Công ty TNHH BOT 36.71 là doanh nghiệp dự án, song công tác quản lý vốn chưa phải là đơn vị hạch toán độc lập. Qua gần 4 năm triển khai thu phí, thực tế doanh thu không đạt so với phương án tài chính, điều này không những không đạt kế hoạch hoàn vốn cho dự án mà còn không đảm bảo tiến độ thanh toán khoản nợ Ngân hàng, từ đó gây nhiều hệ lụy do khoản nợ có nguy cơ bị xếp vào nhóm nợ xấu nếu không được Ngân hàng Nhà nước có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng VietinBank, thời hạn cho vay dự án là 13 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Trong khi đó, thời gian hoàn vốn theo phương án tài chính của phụ lục Hợp đồng BOT là 20 năm 6 tháng 19 ngày. Nếu tiếp tục phải bù lỗ kéo dài trong các năm tiếp theo, đặc biệt lưu lượng phương tiện và giá phí không tăng, doanh thu giảm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp. Điều này sẽ đẩy doanh nghiệp dự án và nhà tài trợ vốn đứng trước nguy cơ mất cân đối nghiêm trọng về dòng tiền, nhất là trong bối cảnh Dự án BOT Quốc lộ 19 liên tục hụt doanh thu thu phí so với phương án tài chính.

Điều đáng đáng nói, số thu thực tế tại Dự án không đủ để trả lãi ngân hàng. Trái với kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư và nhà tài trợ vốn, doanh thu thu phí tại Dự án BOT Quốc lộ 19 không đạt so với phương án tài chính (từ năm 2018 đến nay chỉ đạt 87%, trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 79%). Đáng ngại là tình hình tài chính tại Dự án BOT Quốc lộ 19 dự báo vẫn tiếp tục u ám do lưu lượng phương tiện qua lại trên tuyến đường từ Tây Nguyên xuống vùng duyên hải Nam Trung Bộ thấp rất xa so với dự báo trong phương án tài chính. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp dự án không được phép tăng mức phí sử dụng đường bộ, dù đây là điều khoản được xác lập trong hợp đồng BOT đã ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng khiến tình trạng hụt thu càng thêm trầm trọng.

Theo báo cáo, vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty 36 góp đến ngày 17.10.2014 là  279,186 tỉ đồng. Ngay sau khi góp vốn, nhà đầu tư đã rút toàn bộ vốn và thực hiện góp từng đợt cùng với giải ngân của nguồn vốn vay theo tỉ lệ tương ứng. Mặc dù thời hạn bảo hành công trình từ 12 đến 42 tháng (tùy thuộc vào gói thầu), song đến thời điểm thanh tra doanh nghiệp dự án còn nợ các nhà thầu là 59,15 tỉ đồng. Trong khi đó, Tại thời điểm đoàn Thanh tra gửi báo cáo tới Bộ Giao thông Vận tải (ngày 3.1.2020), giá trị dự án nhà đầu tư đề nghị quyết toán là 1.411,287 tỉ đồng, nhưng số kinh phí mà Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận quyết toán chỉ là 1.257,222 tỉ đồng.

Như vậy, dự án vẫn còn gần 154,065 tỉ đồng chưa thỏa thuận quyết toán, trong đó, chi phí thiết bị khoảng 32,3 tỉ đồng, gồm công nghệ thu phí không dừng và trạm cân tải trọng xe do chưa đủ thủ tục pháp lý... Do doanh thu không đủ trả nợ gốc và lãi ngân hàng, nên tính từ ngày 1.6.2016 - thời điểm dự án thu phí hoàn vốn, cho đến ngày 30.9.2018, Tổng Công ty 36 (công ty mẹ) đã phải bù hơn 91 tỉ đồng tiền thiếu hụt cho doanh nghiệp dự án là Công ty BOT 36.71 để trả lãi ngân hàng. Nếu cộng cả khoản lỗ phát sinh trong năm 2015 - 2016 lên tới 44,6 tỉ đồng, gánh nặng tài chính mà Tổng Công ty 36 đang phải gánh lên tới 135,6 tỉ đồng, tương đương 13% tổng mức đầu tư Dự án.

Cùng đó, từ ngày 1.6.2016 đến ngày 31.5.2019, do dự án đã thế chấp với ngân hàng vay vốn đầu tư, nên hiện nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn...Theo đại diện Tổng Công ty 36, nếu không được giữ nguyên phương án tài chính ban đầu và giữ nguyên nhóm nợ thì chắc chắn doanh nghiệp dự án và Nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu những tổn thất và hậu quả lớn...

minh hạnh
TIN LIÊN QUAN

Những “điểm đen” tài xế công nghệ sợ đón khách: Vì sao vẫn tồn tại

CAO NGUYÊN - THÔNG CHÍ |

Báo Lao Động đã có bài phản ánh về tình trạng ở Hà Nội có một số “điểm đen” mà các tài xế công nghệ không dám đến đón khách. Cho đến nay, tình trạng này vẫn còn tồn tại. Nhiều trường hợp lái xe công nghệ đến đón khách đã bị dọa nạt, thậm chí bị đánh…

Gia Lai: Dự án đang thi công, biến thành “bãi đáp” của con nghiện

Khai Nguyên |

Dự án bờ kè chống sạt lở suối Hội Phú (đoạn đi qua phường Hội Phú, TP.Pleiku, Gia Lai) đang thi công dang dở, thì bỗng dưng biến thành “bãi đáp” cho các con nghiện. Sự việc trên, khiến người dân lo lắng…

Khu vực cách ly được phát túi nilon đặc chủng lưu chứa rác tại gia đình

ANH THƯ |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngoài trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khi làm việc, công nhân vệ sinh môi trường được đo thân nhiệt, báo cáo tình hình sức khỏe hàng ngày.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Những “điểm đen” tài xế công nghệ sợ đón khách: Vì sao vẫn tồn tại

CAO NGUYÊN - THÔNG CHÍ |

Báo Lao Động đã có bài phản ánh về tình trạng ở Hà Nội có một số “điểm đen” mà các tài xế công nghệ không dám đến đón khách. Cho đến nay, tình trạng này vẫn còn tồn tại. Nhiều trường hợp lái xe công nghệ đến đón khách đã bị dọa nạt, thậm chí bị đánh…

Gia Lai: Dự án đang thi công, biến thành “bãi đáp” của con nghiện

Khai Nguyên |

Dự án bờ kè chống sạt lở suối Hội Phú (đoạn đi qua phường Hội Phú, TP.Pleiku, Gia Lai) đang thi công dang dở, thì bỗng dưng biến thành “bãi đáp” cho các con nghiện. Sự việc trên, khiến người dân lo lắng…

Khu vực cách ly được phát túi nilon đặc chủng lưu chứa rác tại gia đình

ANH THƯ |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngoài trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khi làm việc, công nhân vệ sinh môi trường được đo thân nhiệt, báo cáo tình hình sức khỏe hàng ngày.