Đồng tình với đề xuất bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng

Minh Hương |

Nhiều bạn đọc bày tỏ đồng tình với đề xuất của Bộ Nội vụ khi đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Báo Lao Động tổng hợp một số ý kiến bạn đọc sau đây:

Bạn đọc Lê Anh bày tỏ: Tự học để có hiểu biết, có kiến thức thêm hay hơn việc bắt buộc phải có chứng chỉ. Tôi thấy nhiều người có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng vẫn cũng không thể nói tiếng Anh, dường như chỉ học để đối phó chuyện bằng cấp.

Không ít người còn thuê người người học chứng chỉ, sau đó mua luôn cả bằng, chuyện này không phải hiếm thấy. Do vậy, đề xuất bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo tôi hoàn toàn hợp lý, vừa giảm được việc mua bán điểm, chứng chỉ vừa tránh lãng phí của cải của xã hội.

Bạn Quốc Huy viết: Nên bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để tránh lãng phí của cải của xã hội. Những cơ quan hay tiếp xúc với doanh nghiệp nước ngoài như Cục Xúc tiến thương mại, Sở Ngoại vụ thì yêu cầu bằng cấp trình độ ngoại ngữ cao hơn. Còn các cơ quan, đơn vị sự nghiệp ít hoặc không làm việc với nước ngoài thì không cần chứng chỉ ngoại ngữ. Chỉ cần có nghiệp vụ chuyên môn để làm tốt nhiệm vụ giao phó là được.

Bạn Thanh Thảo cho rằng: Nên bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức, tránh nạn mua bằng, thi hộ... Vì thực tế nếu có đạt chứng chỉ B, C, tốt nghiệp ngoại ngữ cũng chưa chắc khẳng định có thể hoàn thành tốt 4 kỹ năng của tiếng Anh: Đọc, nghe, viết, nói.

Như tin học, tôi sử dụng máy tính đến gần 3 năm rồi mà vẫn chưa thể khám phá hết tính năng, tiện ích của nó mang lại. Nếu xét bậc C như ngày xưa là gần như 80% phải biết hết. Vậy thử hỏi có ai có chứng chỉ B rồi nhưng đã hiểu hết được chứng chỉ A văn phòng không. Vậy đưa ra điều kiện phải có chứng chỉ để làm gì khi mà nó không thực tế.

Đồng quan điểm, bạn Hoàng Dũng nêu: Tôi cho rằng tất cả bằng cấp về tin học, ngoại ngữ khó đánh giá được gì. Muốn đánh giá thực tế có thể cho làm hoặc triển khai ngay thay vì dựa vào bằng cấp.

Bạn đọc giấu tên cho hay: Đồng ý bỏ quy định bằng cấp ngoại ngữ. Nhưng thi tuyển vào công chức phải có môn ngoại ngữ viết và nói. Vì có nhiều người viết và nói tốt nhưng họ chẳng cần có bằng, ngược lại có nhiều người có bằng ngoại ngữ nhưng không biết nói tiếng Anh vì là bằng mua. Như vậy sẽ cắt đường gian lận, mua bán bằng.

Trước đó, Bộ Nội vụ vừa có báo cáo số 2499/BNV-CCVC về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Theo báo cáo, Bộ Nội vụ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Theo đề nghị này, sẽ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.

Cùng với đó là cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm...

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ: Xóa hình thức, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc cho công chức

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa có báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Trước đề xuất này, nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng, để loại bỏ yêu cầu công chức, viên chức phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, các cơ quan phải xây dựng tiêu chí, yêu cầu cụ thể về trình độ, năng lực ngoại ngữ, tin học sát với từng vị trí, việc làm của công chức, viên chức.

Đóng bảo hiểm xã hội 30 năm được hưởng 75% lương hưu không?

Minh Hương |

Bạn đọc Ngọc Tuyền hỏi: Bố tôi sinh năm 1963, công tác trong ngành thuế, Nghỉ hưu theo Nghị định 108. Đóng bảo hiểm được 30 năm 8 tháng, quyết định hưởng lương hưu là 69%. Xin hỏi tại sao bố tôi không được hưởng 75% lương hưu?

Những điều cần biết về Cơ sở dữ liệu quốc gia Bảo hiểm từ ngày 1.6

Minh Phương |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 43/2021/NĐ-CP liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về Bảo hiểm, trong đó quy định về việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng CSDLQG về Bảo hiểm... có hiệu lực từ ngày 1.6.2021.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.