Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội giải đáp:
Luật Bảo hiểm xã hội quy định, đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm được hưởng lương hưu; tối đa đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội 35 năm sẽ đạt mức hưởng tối đa 75%, nữ 30 năm đạt 75%. Khi đóng bảo hiểm xã hội trên 75% sẽ được nhận trợ cấp một lần.
Năm 2023, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là 56 tuổi, năm là 60 tuổi 9 tháng. Nếu trong năm nay, người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng tỷ lệ là 45% đối với nam và 55% với nữ, nếu tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì lương hưu sẽ tăng lên.

Trường hợp doanh nghiệp khó khăn, nợ đóng bảo hiểm xã hội thì không thể giải quyết được quyền lợi cho nhiều người lao động. Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã có hướng dẫn doanh nghiệp làm công văn đề nghị tách đóng cộng với tiền lãi và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người về hưu, người thôi việc. Nếu doanh nghiệp không tách đóng thì sẽ là vi phạm quyền lợi của người lao động.
Bà Dương Thị Minh Châu cũng cho biết, trong rất nhiều năm, khi lương cơ sở tăng thì lương hưu sẽ được điều chỉnh. Từ ngày 1.7.2023, lương cơ sở tăng 20,8%, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Nghị định tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, đề xuất những người nghỉ hưu cũng sẽ được tăng, với mức tăng 12,5% và 20,8%.