Dọn trạm thu phí BOT Cầu Rác, dọn luôn “rác” tư duy

LAM CHI |

Tháng 5.2021, Báo Lao Động “đưa ra ánh sáng” dự án xin cấp 3,3 tỉ đồng từ ngân sách để dọn dẹp Trạm thu phí Cầu Rác, với lập luận của đơn vị xin tiền rằng đó là số tiền hợp lý, đã tính toán rất kỹ. Nhưng sau đó, cơ quan quản lý ngân sách thuộc Bộ Giao thông Vận tải chỉ duyệt chi dưới 500 triệu đồng cho việc dọn trạm thu phí này.

Sau khi báo chí và dư luận bất bình, bức xúc vì dự án xin ngân sách 3,3 tỉ đồng để dọn dẹp Trạm thu phí BOT của Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà (Tổng Công ty Sông Đà) trên quốc lộ 1A, đặt tại xã Cẩm Trung (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) thì mới đây, nguồn tin từ Báo Lao Động chiều muộn 8.7 cho hay, cơ quan quản lý ngân sách thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chỉ duyệt chi dưới 500 triệu đồng cho việc dọn trạm thu phí này. Xin bày tỏ niềm vui trước quyết định rất “xót tiền dân” này.

Nhưng, cũng phải nói thêm rằng, về nguyên tắc, đây là trạm thu phí BOT của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì kinh doanh, họ phải dùng lợi nhuận hoặc tiền của họ để tháo dỡ trạm thu phí, chứ không thể dùng ngân sách, dù chỉ… 1 đồng.

Trạm thu phí BOT này có tên là Cầu Rác. Nó được đặt cách xa đoạn đường BOT dài 16km có tên là đường tránh Thành phố Hà Tĩnh tới… 30km.

Từ khi đi vào hoạt động thu phí (tháng 1.2009), người dân hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã nhiều lần phản đối, bức xúc vì họ không sử dụng một mét nào trên con đường tránh BOT cả mà hàng ngày phải đi làm đồng, đi lên thành phố ký tá giấy tờ, khám bệnh… đều phải mua vé cho 16km đường BOT.

Người dân hai huyện nói trên cũng phải đợi đến 10 năm sau mới được giải tỏa bức xúc: Đầu năm 2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu chủ đầu tư Trạm thu phí BOT Cầu Rác tạm dừng hoạt động. Và từ đó đến nay, trạm thu phí này trở thành “rác” trên quốc lộ 1A. Nó đã trực tiếp, gián tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông, ách tắc giao thông trên “huyết mạch giao thông của quốc gia”. Tháng 5.2021, Báo Lao Động “đưa ra ánh sáng” dự án xin cấp 3,3 tỉ đồng từ ngân sách để dọn dẹp Trạm thu phí Cầu Rác, với lập luận của đơn vị xin tiền rằng đó là số tiền hợp lý, đã tính toán rất kỹ…

Từ vụ Trạm thu phí Cầu Rác cho thấy tư duy, lối làm ăn bất chấp, coi thường người dân (đặt trạm thu phí không trên đoạn đường BOT), coi “miếng bánh ngân sách” là của chùa, vô tận (vẽ ra dự án rất nhiều tiền, dùng ngân sách làm thay việc của doanh nghiệp…) vẫn tiếp tục có đất sống. Trong bối cảnh toàn đất nước đang cùng nhau đẩy mạnh lao động, sản xuất gắn với tiết kiệm tối đa nguồn lực ngân sách thì những lối tư duy như vậy rất cần phải được… dọn dẹp một cách nghiêm minh, triệt để.

Để không tiếp tục xảy ra những phiên bản “Cầu Rác”, tốn tiền ngân sách đi dọn rác cho “người đi buôn” trong tương lai thì ngay từ bây giờ phải ngăn chặn, xử lý từ gốc đối với “rác” trong tư duy.

LAM CHI
TIN LIÊN QUAN

Kinh phí tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác lao dốc từ 3,3 tỉ xuống còn 500 triệu

TRẦN TUẤN |

Tổng Cục đường bộ Việt Nam vừa phê duyệt phương án tháo dỡ, hoàn trả mặt đường Trạm thu phí Cầu Rác với kinh phí dưới 500 triệu đồng. Trong khi trước đó, Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2) từng trình phương án tháo dỡ với kinh phí hơn 3,3 tỉ đồng.

Vụ xin hơn 3 tỉ tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác: Sao phải bỏ ngân sách?

TRẦN TUẤN |

Sau thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc Chi cục quản lý đường bộ 2.3 (Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã đề xuất trích hơn 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác, hoàn trả lại mặt đường, dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp thu phí xong lại để nhà nước lấy ngân sách dọn "rác"?

Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ Trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?

TRẦN TUẤN |

Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã lý giải về đề xuất trích 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Kinh phí tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác lao dốc từ 3,3 tỉ xuống còn 500 triệu

TRẦN TUẤN |

Tổng Cục đường bộ Việt Nam vừa phê duyệt phương án tháo dỡ, hoàn trả mặt đường Trạm thu phí Cầu Rác với kinh phí dưới 500 triệu đồng. Trong khi trước đó, Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2) từng trình phương án tháo dỡ với kinh phí hơn 3,3 tỉ đồng.

Vụ xin hơn 3 tỉ tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác: Sao phải bỏ ngân sách?

TRẦN TUẤN |

Sau thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc Chi cục quản lý đường bộ 2.3 (Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã đề xuất trích hơn 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác, hoàn trả lại mặt đường, dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp thu phí xong lại để nhà nước lấy ngân sách dọn "rác"?

Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ Trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?

TRẦN TUẤN |

Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã lý giải về đề xuất trích 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.