Đơn phương xóa tên rồi lại đề nghị phục hồi danh hiệu Anh hùng Liệt sĩ

ĐỖ VẠN |

Một liệt sĩ ở huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) bị chính quyền đơn phương đề nghị xóa tên danh hiệu Anh hùng Liệt sĩ. Mãi đến khi bị ngưng các chế độ, gia đình mới vỡ lẽ. Sự việc càng phức tạp khi địa phương gửi đơn lên cấp trên đề nghị phục hồi danh hiệu.

Gửi đơn cầu cứu đến Báo Lao Động, ông Nguyễn Huệ (50 tuổi, thôn Phước Thành) trình bày: Năm 1981, ông Nguyễn Trường Dục (chú ông Huệ) bị UBND xã Quế Hiệp - nay xã Quế Thuận - đơn phương đề xuất cấp trên xóa tên danh hiệu Anh hùng Liệt sĩ. Đến năm 2015, khi chế độ đối với thân nhân liệt sĩ bị ngưng, gia đình mới biết sự việc.

Đơn phương xóa danh hiệu Anh hùng liệt sĩ

Theo giấy chứng nhận hy sinh của UBND huyện Quế Sơn được lập năm 1977, ông Nguyễn Trường Dục hy sinh khi đang đi công tác theo sự phân công của đơn vị tại khu vực thôn 2 của xã Quế Hiệp. Lúc ấy, ông đang giữ chức Cán bộ Tuyên huấn xã Quế Hiệp.

Năm 1980, UBND xã Quế Hiệp có biên bản đề nghị xóa tên liệt s ĩ Nguyễn Trường Dục và UBND huyện Quế Sơn đã đồng ý vì: “Ông Nguyễn Trường Dục là công dân không giữ chức vụ gì. Ở nhà bị máy bay trực thăng bắn chết. Địa phương chưa điều tra, xác minh cụ thể nên đã ký nhầm vào hồ sơ”.

Ông Nguyễn Trường Dục được Thủ tướng Chính phủ truy tặng bằng Tổ Quốc ghi công năm 1979. Ảnh: Đ.V
Ông Nguyễn Trường Dục được Thủ tướng Chính phủ truy tặng bằng Tổ quốc ghi công năm 1979. Ảnh: Đ.V

“Khi xã, huyện thực hiện xóa tên, tôi không nhận bất cứ thông báo nào. Xã Quế Hiệp đề nghị xóa tên liệt sĩ lên huyện nhưng lại không thực hiện bất kỳ cuộc khảo sát, tra cứu nào về thông tin liên quan đến chú tôi cả…” - ông Huệ bức xúc.

Đồng nhân chứng cho việc ông Nguyễn Trường Dục hy sinh, ông Nguyễn Văn Xuân (SN 1937, trú thôn Phước Dương) và ông Đinh Quáng (SN 1929, trú thôn Phước Thượng, cùng trú xã Quế Thuận) – xác nhận: “Ngày 12.1.1969, được xã giao nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Xuân - Phó Ban Tuyên huấn xã Quế Hiệp thời điểm năm 1969 - trực tiếp phân công đồng chí Nguyễn Trường Dục cùng đồng chí Nguyễn Ngọc Anh làm nhiệm vụ nắm thông tin tại khu vực thôn 2.

Trong lúc công tác, cả 2 bị địch vây bắn. Đồng chí Nguyễn Trường Dục hy sinh tại chỗ, còn đồng chí Nguyễn Ngọc Anh bị thương nặng, địch dùng máy bay chở đi và mất tích. Hiện đồng chí Nguyễn Ngọc Anh vẫn được Nhà nước công nhận là Anh hùng liệt sĩ”.

Ông Huệ thắc mắc: “Cùng làm nhiệm vụ và hy sinh tại một địa điểm nhưng tại sao ông Nguyễn Ngọc Anh vẫn được công nhận liệt sỹ còn ông Nguyễn Trường Dục thì không?…”

Vướng mắc khi phục hồi danh hiệu liệt sĩ

Trước vấn đề này, UBND xã Quế Thuận và UBND huyện Quế Sơn đã lập tờ trình gửi Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam đề nghị phục hồi liệt sĩ và đều thừa nhận việc sai sót trong quá trình xác minh thông tin.

Ông Huỳnh Tấn Triều - Giám đốc Sở LĐTBXH cho biết - hồ sơ đề nghị phục hồi danh hiệu liệt sĩ Nguyễn Trường Dục rất phức tạp và xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc.

Ông Nguyễn Trường Dục được Nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba. Ảnh: Đ.V
Ông Nguyễn Trường Dục được Nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba. Ảnh: Đ.V

Thời gian từ lúc xóa đến khi đề nghị phục hồi danh hiệu liệt sĩ đã trên 35 năm và hiện không có biên bản kiểm tra, xác minh của địa phương trước đây. Các nhân chứng trong Hội đồng xét duyệt chính sách cấp xã trước đây và những nhân chứng cùng sinh sống, công tác với đối tượng đề nghị phục hồi liệt sĩ hiện tại hoặc đã mất, hoặc nếu còn sống thì tuổi đã cao, trí nhớ hạn chế nên khó xác minh được.

Theo ông Triều, hồ sơ “đề nghị phục hồi danh hiệu liệt sĩ” hiện nay mâu thuẫn với hồ sơ “đề nghị xóa danh hiệu liệt sĩ” năm 1980 của chính quyền xã Quế Hiệp (nay là xã Quế Thuận)

“Chúng tôi phân vân việc áp dụng văn bản đề nghị phục hồi danh hiệu liệt sĩ đối với ông Nguyễn Trường Dục được thực hiện theo quy định hiện nay hay tại thời điểm đã công nhận liệt sĩ trước đây là đúng? Hiện hồ sơ, thủ tục đã trình lên Cục Người có công của Bộ LĐTBXH để xin ý kiến chỉ đạo...” - ông Triều cho biết.

ĐỖ VẠN
TIN LIÊN QUAN

Thông báo tạm ngừng tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phan Anh |

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tạm ngừng tổ chức lễ viếng, lễ tưởng niệm để làm công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ.

Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã

DƯƠNG ÁNH HỒNG |

Ngược dòng chảy của thời gian, lật mở từng trang lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa mới thấy sự kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất mà cha ông để lại như những viên ngọc lấp lánh tỏa sáng với giá trị to lớn cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

Anh hùng từ chối danh hiệu anh hùng

QUANG ĐẠI |

Ở tuổi gần 80, ông Nguyễn Đăng Chế, nguyên Trưởng phà Bến Thủy những năm 1969-1974 vẫn giữ vẹn nguyên ký ức về một thời ngang dọc tại phà Bến Thủy, nơi “túi bom” của huyết mạch giao thông chi viện cho miền Nam. Là người chỉ huy tàu cảm tử phá bom từ trường, được đề nghị phong anh hùng, nhưng ông từ chối.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thông báo tạm ngừng tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phan Anh |

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tạm ngừng tổ chức lễ viếng, lễ tưởng niệm để làm công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ.

Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã

DƯƠNG ÁNH HỒNG |

Ngược dòng chảy của thời gian, lật mở từng trang lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa mới thấy sự kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất mà cha ông để lại như những viên ngọc lấp lánh tỏa sáng với giá trị to lớn cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

Anh hùng từ chối danh hiệu anh hùng

QUANG ĐẠI |

Ở tuổi gần 80, ông Nguyễn Đăng Chế, nguyên Trưởng phà Bến Thủy những năm 1969-1974 vẫn giữ vẹn nguyên ký ức về một thời ngang dọc tại phà Bến Thủy, nơi “túi bom” của huyết mạch giao thông chi viện cho miền Nam. Là người chỉ huy tàu cảm tử phá bom từ trường, được đề nghị phong anh hùng, nhưng ông từ chối.