Điều kiện làm việc "không tin nổi" của công nhân Công ty Hoàng Gia Yên Bái

Nhóm PV |

Yên Bái - Sau khi đặt bút ký vào bản thoả thuận, tất cả công nhân tại Công ty Hoàng Gia Yên Bái đều phải làm việc tới 12 giờ/ngày trong điều kiện khói bụi.

Bản thỏa thuận đầy bất lợi

Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái (thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình) là doanh nghiệp nhiều tai tiếng trên địa bàn tỉnh Yên Bái với loạt sai phạm trong hoạt động, cùng với đó là cách đối xử tệ bạc với nhân công.

Vào làm tại công ty này, người lao động phải chấp nhận "bốn không": Không hợp đồng lao động, không quyền lợi bảo hiểm, không nhà ăn, không thưởng - chỉ phạt, thúc ép làm quá giờ trong môi trường nặng nhọc nhưng lại nợ lương để ràng buộc,...

Đã vậy, Công ty Hoàng Gia Yên Bái còn liên tục bị tố nợ lương, quỵt lương và nhập nhèm trong việc sử dụng lao động nước ngoài trong danh xưng chuyên gia.

Làm việc cật lực trong tình trạng thiếu thốn đủ thứ, hằng tháng, công nhân còn bị chia đôi số lương thực nhận như một cách để công ty ràng buộc họ (ảnh chụp t7.2021).
Làm việc cật lực trong tình trạng thiếu thốn đủ thứ, hàng tháng, công nhân còn bị chia đôi số lương thực nhận như một cách để công ty ràng buộc họ (ảnh chụp tháng 7.2021).

Trước những bất cập mang tính hệ thống, thách thức của Hoàng Gia Yên Bái, năm 2021, Báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh. Ngay sau đó, ông Hoàng Đình Trịnh - Phó Giám đốc Công ty hứa sẽ thay đổi, bắt đầu từ việc xây nhà ăn và ký kết giao ước việc làm với công nhân.

Còn ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, khi tiếp nhận thông tin cũng khẳng định sẽ cho kiểm tra và xử phạt nghiêm nếu phát hiện sai phạm.

Tuy nhiên đến tháng 7.2022, Báo Lao Động vẫn liên tiếp nhận được phản ánh từ phía trong công ty.

Cụ thể, người lao động vẫn liên tục bị ép buộc làm việc quần quật suốt 12h/ngày; không có nhà ăn và không được ký kết hợp đồng lao động như hẹn hứa.

Để làm sáng rõ những phản ánh, nhóm PV một lần nữa quay trở lại Hoàng Gia trong vai người có nhu cầu công việc.

Văn bản duy nhất có sự ký kết của Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái và công nhân.
Văn bản duy nhất có sự ký kết của Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái và công nhân.

Tiếp chúng tôi là người phụ nữ tên Dung - phụ trách nhân sự. Sau màn chào hỏi qua loa, người phụ nữ này lập tức chìa ra "Bản thoả thuận" giữa đại diện công ty và người lao động.

Trong nội dung bản thoả thuận, chỉ đúng 11 từ nói về quyền lợi của công nhân là "được hưởng hết những đãi ngộ, phúc lợi của công ty", còn lại là nguyên một trang A4 chỉ gồm những cam kết, phục tùng mệnh lệnh.

Kèm theo đó là quy chế nhận vào làm với lương thử việc 300 nghìn đồng/ngày, làm 12 tiếng/ngày từ 6h50' đến 18h50'. Sau thời gian này, công nhân sẽ làm việc theo hình thức khoán công cùng nhiều quy định ngặt nghèo khác.

Trong môi trường đầy rẫy khói bụi, các công nhân phải làm liên tục không được nghỉ dù là nghỉ tay uống nước.
Trong môi trường đầy khói bụi, công nhân phải làm liên tục không được nghỉ dù chỉ để uống nước.

Khoảng 5 phút sau khi đặt bút ký vào bản thoả thuận, PV được dẫn đến gặp một người đàn ông người ngoại quốc tên Hồ. Thông qua tổ trưởng tên Ngọc, ông Hồ hỏi sẽ làm được việc ở khâu nào trong quy trình sản xuất ván rồi chỉ đạo các tổ trưởng nhận công nhân về xưởng của mình.

Lãng quên quyền lợi công nhân

Nhìn từ cổng, Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái bề thế, được chia thành 3 khu nhà xưởng lớn với nhà điều hành riêng. Hai khu phân xưởng chính và đông công nhân nhất được gọi tên là 185 và 186.

Qua ước tính, có khoảng từ 200 đến 300 lao động chia ca làm việc cả ngày lẫn đêm, không nghỉ ngày nào trong tuần, công việc chính là làm ván gỗ ép.

Khi được nhận vào tổ gia công mặt ván nằm trong xưởng 186 (năm ngoái không có biển, năm nay được gắn tên Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại 186 Yên Bái), đập vào mắt PV là cảnh vất vả mà công nhân đang làm việc trong cái nóng hầm hập của mùa hè miền Bắc.

Phân xưởng 168 thực ra là một Công ty được đăng ký riêng.
Khu phân xưởng 186 thực chất là một doanh nghiệp được đăng ký riêng.

Khuôn mặt đầy mồ hôi, không thể đeo khẩu trang vì quá nóng, chị N.T.T (37 tuổi, trú xã Cảm Ân, huyện Yên Bình) ghé sát tai PV nói to để át tiếng máy móc: "Sao không làm chỗ khác mà lại xin vào đây? Mỗi tấm ván này được trả 800 đồng thôi. Nhưng không may làm phồng, hỏng, họ sẽ phạt 500 nghìn đồng/ tấm".

Theo chị T, các quy định thưởng, phạt đa phần đều do các quản lý người Việt tự đặt ra nhằm thúc ép công nhân làm việc liên tục 12 tiếng. Bình quân 1 công nhân mỗi ngày cũng chỉ làm được 300 nghìn đồng.

Người phụ nữ tâm sự, bản thân mình và nhiều lao động không được học hành, ít va chạm xã hội nên không có nhiều lựa chọn công việc. Nhiều lúc rất mệt, chán nản, muốn nghỉ nhưng công ty sẽ tìm cách gây khó dễ, hoặc quỵt số công đã làm nên lâm vào tình thế "đâm lao thì phải theo lao"...

Bảng thông báo với các tờ giấy phạt lớp lớp chồng lên nhau.
Bảng thông báo với các tờ giấy phạt lớp lớp chồng lên nhau.

Cách đó không xa, anh H.Đ.C (28 tuổi, trú tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình) nói trong tiếng thở gấp gáp: "Hôm nay tôi được phân công đứng máy chà, làm bóng bề mặt ván, công việc chỉ cần đẩy ván lên băng chuyền cho ván đi vào máy rồi qua đầu bên kia căn chỉnh lại cho ngay ngắn, thế nhưng rất mệt khi phải chạy đi chạy lại liên tục."

Lúc này, anh C tiến đến người quản lý tên Ngọc xin phép nghỉ ít phút để có thời gian uống cốc nước, nhưng nhận về chỉ là câu nhiếc móc: "Uống nước xong vào làm luôn, cho hết hàng đi. Mày có biết cái máy ấy 1 giờ hết 1 triệu tiền điện không?". Nghe thế, anh C lầm lũi quay về chỗ làm.

Theo anh C, mỗi cầu ván sẽ có 90 tấm thời điểm PV có mặt, C đã làm được 6 cầu nhưng xin nghỉ uống miếng nước cũng không được chấp thuận.

Bữa trưa vội vàng của công nhân trên tấm ván ép.
Bữa trưa vội vàng của công nhân trên tấm ván ép.

Đúng 12h trưa, các công nhân vội vã cắt cử người đi lấy cơm. Ngồi bệt trên những tấm ván dính đầy bụi bặm, ai nấy ăn vội thức ăn từ những khay nhựa công nghiệp để tranh thủ ngả lưng cho kịp buổi làm chiều.

Ăn xong, toàn bộ khay, thìa được bọc lại vào túi nilon để cuối ngày mang về tự rửa.

Bữa ăn thì thế, giấc ngủ cũng chẳng khá hơn. Người nào may thì kiếm được tấm ván phẳng phiu. Người không thì nằm còng queo, túm tụm nhau trên nền đất phủ đầy bụi và bức bối.

Đúng 13h mọi thứ trở lại bình thường, máy móc ầm ầm hoạt động, lái xe nâng liên tục nâng đặt các kiện hàng cao lớn trước mặt công nhân cho buổi ca chiều.

Giấc ngủ trưa vật vờ của công nhân Công ty Hoàng Gia Yên Bái.
Giấc ngủ trưa vật vờ của công nhân Công ty Hoàng Gia Yên Bái.

Một cựu quản lý thậm chí còn cho PV Lao Động biết, đối với những công nhân không thực hiện các yêu cầu thì bị quản đốc chửi bới vô cùng thậm tệ, thậm chí có lời lẽ sỉ nhục, xúc phạm, bôi nhọ danh dự.

Theo tìm hiểu, bên trong khu đất của Công ty Hoàng Gia Yên Bái thực chất có nhiều doanh nghiệp cùng đăng ký hoạt động và đều do một nhóm người điều hành. Nổi bật nhất là 2 cái tên: Công ty Hoàng Gia Yên Bái và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại 186 Yên Bái.

Được biết, Công ty Hoàng Gia Yên Bái thành lập ngày 9.3.2017 với vốn điều lệ 22 tỉ đồng (sau nâng lên 80 tỉ đồng). Cơ cấu cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Trọng Sơn (SN 1984) sở hữu 49% và ông Ngô Quang Tùng (SN 1986) sở hữu 51%, kiêm người đại diện pháp luật.

Còn tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại 186 Yên Bái (thành lập 16.10.2019), người đại diện pháp luật được đảo lại là ông Nguyễn Trọng Sơn.

Chỉ tính riêng năm 2021, doanh thu Hoàng gia Yên Bái đạt mức 472,4 tỉ đồng; Sản xuất và Thương mại 186 Yên Bái đạt 406,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên trái ngược với doanh thu ấn tượng, cho đến thời điểm hiện tại, 1 doanh nghiệp vẫn báo lỗ lũy kế, 1 thì báo lãi rất mỏng, hầu như chỉ tượng trưng.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Quá khứ nhiều sai phạm của Công ty Hoàng Gia Yên Bái

An Trịnh |

Yên Bái - Kể từ khi được chấp thuận đầu tư vào tháng 10.2017 đến nay, Công ty Hoàng Gia Yên Bái liên tục vi phạm pháp luật.

Cảnh trần ai sau cánh cổng Công ty Hoàng Gia Yên Bái

Nhóm PV |

Yên Bái - Không hợp đồng lao động, không quyền lợi bảo hiểm, không nhà ăn công nhân, không thưởng - chỉ phạt, thúc ép làm quá giờ trong môi trường nặng nhọc nhưng lại nợ lương để ràng buộc người lao động,… đó là những gì đang diễn ra tại Công ty Hoàng Gia Yên Bái.

Công ty Hoàng Gia Yên Bái bị tố quỵt lương hàng chục công nhân

Văn Đức |

Hàng chục công nhân làm việc tại ngành gỗ 186 (Công ty Hoàng Gia Yên Bái) đang rơi vào cảnh khốn đốn vì bị quỵt lương.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Quá khứ nhiều sai phạm của Công ty Hoàng Gia Yên Bái

An Trịnh |

Yên Bái - Kể từ khi được chấp thuận đầu tư vào tháng 10.2017 đến nay, Công ty Hoàng Gia Yên Bái liên tục vi phạm pháp luật.

Cảnh trần ai sau cánh cổng Công ty Hoàng Gia Yên Bái

Nhóm PV |

Yên Bái - Không hợp đồng lao động, không quyền lợi bảo hiểm, không nhà ăn công nhân, không thưởng - chỉ phạt, thúc ép làm quá giờ trong môi trường nặng nhọc nhưng lại nợ lương để ràng buộc người lao động,… đó là những gì đang diễn ra tại Công ty Hoàng Gia Yên Bái.

Công ty Hoàng Gia Yên Bái bị tố quỵt lương hàng chục công nhân

Văn Đức |

Hàng chục công nhân làm việc tại ngành gỗ 186 (Công ty Hoàng Gia Yên Bái) đang rơi vào cảnh khốn đốn vì bị quỵt lương.