Điện thoại, bánh Trung thu và... lũ trẻ “bơ vơ”

Nguyễn Đức Sơn |

Dư luận sôi lên câu chuyện Bộ GDĐT có thông tư cho phép học sinh đem điện thoại thông minh vào lớp học, với cả 2 chiều ủng hộ và lên án. Tuy nhiên, phần lớn những tranh luận, chẳng có ai hỏi ý kiến bọn trẻ cả, dù vấn đề này lại chính là quyền lợi của chúng...

Một người bạn hỏi tôi đã đọc qua truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó” của nhà văn Nam Cao chưa, nếu đã đọc thì cho ý kiến về thông điệp từ câu chuyện. Sau một hồi luận bác, người bạn nhấn mạnh: “Thịt chó hay điện thoại di động, đều chỉ liên quan đến đặc điểm của người lớn hôm nay: Sự ích kỷ lạnh lùng”.

Mâu thuẫn hành vi từ người lớn?

Một sự thật hiển nhiên đang được số đông phụ huynh chấp thuận là rất nhiều đứa trẻ lên 3 hôm nay đã làm quen với điện thoại di động. Hầu như vào gia đình nào cũng dễ dàng thấy trẻ con đang say sưa xem phim, chơi trò chơi trên điện thoại di động, trong khi cha mẹ chúng bận tiếp khách, công việc hoặc lướt mạng trên laptop, trên điện thoại… Khi được nhắc, phụ huynh nào cũng tỏ vẻ lo lắng về mắt của con, về thái độ sinh hoạt của chúng nhưng lập tức lại bao biện “thì chỉ cho nó chơi một chút thôi, vào lúc này”…

Thực tiễn ấy cho thấy, với thời đại công nghệ số hôm nay, điện thoại thông minh hay máy tính xách tay không còn là vật dụng hiếm hoi, xa lạ với trẻ con nữa. Thậm chí, đây còn là những vật dụng gần gũi trẻ con nhất, khi cha mẹ cần con cái ngoan ngoãn ngồi im một chỗ, chịu ăn cơm hoặc nín khóc. Ngay với những đứa trẻ có đồ chơi, búp bê, thời gian tự mày mò của chúng cũng không nhiều bằng cầm điện thoại của cha mẹ lên và nghe, nhìn mê mải những clip, video hay câu chuyện hài hước trong đó.

Một đứa trẻ lên 3 đã tương tác với điện thoại như vậy, tại sao một đứa trẻ học cấp 2 lại không thể cầm điện thoại đến trường? Cho dù có viện dẫn lý do gì đi nữa, chúng ta cũng phải thấy, đây là một mâu thuẫn rất vô lý của người lớn đối với trẻ con, một áp đặt chủ quan suy nghĩ người lớn vào trẻ nhỏ. Không lẽ một đứa trẻ lên 3 xem điện thoại thì vô hại, còn một đứa trẻ lớn hơn, biết lắng nghe và suy nghĩ lại sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì điện thoại di động?

Câu hỏi này, làm gợi đến tình cảnh tương tự, trong giai đoạn này. Ấy là câu chuyện ứng xử thế nào về chiếc bánh Trung thu mùa trăng tròn? Đa số người lớn đang nhận xét, bánh Trung thu là đắt đỏ, vẽ vời, mất an toàn vệ sinh… Nhiều gia đình tuyên bố từ chối bánh Trung thu vì không chấp nhận tính hình thức ở các hộp bánh, rồi giá bán cao vô lý… Nhưng họ vẫn sẽ mua bánh Trung thu với lý do “cúng rằm tháng Tám”, như chấp nhận thông lệ truyền thống mà tự thân không giải thích được tại sao lại có. Những cái bánh Trung thu mua, hoàn toàn dựa vào cảm nhận của họ chứ không hề đặt câu hỏi với bọn trẻ trong nhà rằng nên mua bánh loại gì.

Người viết đã hỏi chuyện một đứa bé lớp 3 rằng “con thích Trung thu hay không?”. Đứa bé đáp rất thích, vì Trung thu có lân địa, có lồng đèn đồ chơi và có bánh ăn. Nhưng vì sao có bánh Trung thu thì đứa bé không biết, vì không có ai giải thích cho nó cả. Cho nên đêm Trung thu có chọn ăn bánh Trung thu hay không, đứa trẻ không quả quyết gật hay lắc đầu.

Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục lớn ở Đà Nẵng chia sẻ, chuyện điện thoại di động chỉ thuộc về người bàn cãi là bố mẹ, vì đơn thuần họ chỉ nghĩ điện thoại là phương tiện họ dùng đối phó con cái. Để rảnh tay làm việc mình muốn, mình cần, họ đưa điện thoại cho một đứa trẻ lên 3. Đến khi điện thoại được giao cho một đứa trẻ lớn hơn, việc đó thỏa mãn nhu cầu tâm lý của đứa trẻ, tạo nên quyền lợi cá nhân của nó, thì bố mẹ sẽ lại cân nhắc và phản đối. Họ không quan tâm con mình có ý kiến gì, vì chỉ đơn giản nghĩ mình nhìn đúng vấn đề, con mình phải nghe theo. Đó chính là hành động vô cảm của cha mẹ, vô tình đẩy đứa con của mình vào trạng thái bơ vơ.

Bơ vơ vì không ai hiểu được tâm trạng của nó. Bơ vơ vì không ai cho phép đứa trẻ nói lên ý kiến của nó. Bơ vơ vì không định hướng được thật ra mình muốn gì, cần gì, giữa sự ham thích của bản thân với rào cản của cha mẹ. Bơ vơ vì không được chấp nhận tìm tòi, biết thêm những thứ có thể biết ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ, vì quan điểm của cha mẹ. Đó có phải là điều cần lý giải?

Vậy cha mẹ nên ủng hộ cho con cái cầm điện thoại đến trường? Trả lời câu hỏi này, chỉ có thể giải đáp câu hỏi, cha mẹ có hiểu con mình, có quan tâm nhu cầu, tâm lý, suy nghĩ của con mình không? Một khi mâu thuẫn từ quyết định của cha mẹ vẫn tồn tại mà không có sự giải thích thỏa đáng, chỉ đơn giản quẳng điện thoại cho đứa em 3 tuổi cầm chơi còn cấm đứa con 12 tuổi đụng vào, những đứa trẻ sẽ mãi mãi không trả lời được câu hỏi vì sao có bánh Trung thu và chúng nên ăn hay không. Rất nhiều, rất nhiều vấn đề, câu hỏi khác nữa sẽ tiếp tục đặt ra từ đó...

Có lẽ, những người lớn hãy thôi đặt những câu hỏi trách móc Bộ Giáo dục và Đào tạo vì sao cho trẻ dùng điện thoại di động và các hãng bánh Trung thu bán giá đắt quá mà hãy quay lại nhìn con cái của mình, lắng nghe chúng nói và để chúng thể hiện được niềm ham thích của chúng.

Xin đừng để trẻ bơ vơ!

Nguyễn Đức Sơn
TIN LIÊN QUAN

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Bộ GDĐT nói gì?

Nhóm PV |

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, quy định học sinh được sử dụng điện thoại cần được hiểu đúng, thầy cô quyết định bài học nào, thời điểm nào, cho học sinh sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin.

"Không cấm và không thể cấm được học sinh sử dụng điện thoại trong lớp"

Hà Thanh |

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie cho biết: "Chúng ta không cấm và không thể cấm được học sinh sử dụng điện thoại trong lớp".

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Màn "phá kén" bất ngờ

Thiều Trang |

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp không chỉ gây "nóng" ở Việt Nam mà còn tạo ra nhiều tranh cãi trên thế giới. Đứng trước những luồng dư luận trái chiều này, học sinh Việt Nam đã nêu lên quan điểm của mình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Bộ GDĐT nói gì?

Nhóm PV |

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, quy định học sinh được sử dụng điện thoại cần được hiểu đúng, thầy cô quyết định bài học nào, thời điểm nào, cho học sinh sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin.

"Không cấm và không thể cấm được học sinh sử dụng điện thoại trong lớp"

Hà Thanh |

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie cho biết: "Chúng ta không cấm và không thể cấm được học sinh sử dụng điện thoại trong lớp".

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Màn "phá kén" bất ngờ

Thiều Trang |

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp không chỉ gây "nóng" ở Việt Nam mà còn tạo ra nhiều tranh cãi trên thế giới. Đứng trước những luồng dư luận trái chiều này, học sinh Việt Nam đã nêu lên quan điểm của mình.