Điện gió, coi chừng đi vào vết xe đổ tình trạng "loạn điện mặt trời"

Thế Lâm |

Thanh tra Chính phủ vừa có quyết định thanh tra toàn diện các công trình, dự án điện phát triển trong 10 năm qua từ 2011 đến 2021, tập trung vào việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng của các công trình, dự án điện.

Trong 5 năm trở lại đây, các dự án, công trình phát triển năng lượng tái tạo đã diễn ra khá nhiều tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là tại miền Trung. Trong đó, tình trạng phát triển nóng nhất được dư luận đề cập đến là “loại điện mặt trời”. Nhiều dự án được tư nhân, hộ gia đình triển khai trên đất nông trại, vườn… không chờ giấy phép, làm vội rồi bán vội nhằm sang tay kiếm lời.

Tình trạng “loạn điện mặt trời” áp mái tại nhiều địa phương, được ghi nhận kéo theo nhiều sai phạm trong khâu đầu tư, nghiệm thu, đấu nối…

Khi làn sóng đầu tư điện mặt trời có dấu hiệu cung vượt cầu, làn sóng đầu tư thứ hai trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lại nối tiếp, đó là điện gió.

Theo một thống kê tới cuối tháng 10.2021, nhiều dự án điện gió đã không kịp vận hành thương mại đáp ứng tiến độ để được hưởng giá ưu đãi (FIT). Các dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến khoảng 7 tỉ USD.

Cũng vào thời điểm trên, một thống kê riêng về mảng điện gió ngoài khơi, các địa phương đăng ký lên tới 110.000 MW trong khi theo dự thảo Quy hoạch điện VIII chỉ có khoảng 5.000 MW được đưa vào khai thác đến năm 2030.

Sự đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nhờ vào sự kích thích từ cơ chế, chính sách, cụ thể là cơ chế mua điện với giá ưu đãi. Tuy nhiên, sự phát triển lại mất cân bằng, công tác quản lý tại nhiều địa phương để cho các dự án điện mặt trời lấn cả đất nông nghiệp và cây công nghiệp. Nguồn cung năng lượng tái tạo lớn và trở nên dư thừa khi mạng lưới truyền tải chưa được đầu tư tương xứng nhằm đáp ứng việc phân phối điện.

Cho dù điện gió chưa phát triển tới mức tràn lan như điện mặt trời thời gian qua, nhưng cũng đã cho thấy nguy cơ có thể bùng phát phá vỡ quy hoạch bất cứ lúc nào nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Gần đây, Bộ Công Thương đã đưa ra đề nghị tạm dừng cấp phép chủ trương đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời đã có trong Quy hoạch điện VIII tính tới ngày 26.1.2022 để chờ hoàn tất việc rà soát và hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.

Tình trạng “loạn điện mặt trời” còn nguyên sự nóng hổi và chính là bài học đắt giá đối với việc quản lý, kiểm soát công tác cấp phép đầu tư các dự án điện gió.

Đó là bài học “no dồn, đói góp”. Một thời gian dài từ năm 2017 trở về trước, rất ít dự án năng lượng tái tạo được triển khai. Sau năm 2017, chỉ trong vòng 3 năm, hàng trăm dự án điện mặt trời lớn nhỏ bùng phát dẫn đến không quản được, tạo ra tình trạng “no dồn”, gây áp lực khủng khiếp lên mạng lưới truyền tải. Một số dự án không thể đấu nối kịp vào mạng lưới gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên và kinh phí đầu tư.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc với các dự án điện mặt trời

Cường Ngô |

Trước tình trạng các dự án điện mặt trời áp mái phát triển ồ ạt, thiếu sự kiểm soát gây quá tải lưới điện, tháng 2.2021, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương nói về thanh tra dự án điện mặt trời: Liệu đã thuyết phục?

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia, việc Bộ Công Thương sau gần một năm thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, nhưng đến nay vẫn chưa báo cáo với Thủ tướng là quá chậm trễ và cần phải công bố kết quả thanh tra trước dư luận. Và câu trả lời "sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất" liệu có thuyết phục?

Đăng ký 129GW điện gió ngoài khơi, dự thảo chỉ 5GW - ai sẽ được làm?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW. Tuy nhiên, dự thảo Quy hoạch Điện 8 dự kiến sẽ phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện như thế nào?

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Thanh tra Chính phủ nên vào cuộc với các dự án điện mặt trời

Cường Ngô |

Trước tình trạng các dự án điện mặt trời áp mái phát triển ồ ạt, thiếu sự kiểm soát gây quá tải lưới điện, tháng 2.2021, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương nói về thanh tra dự án điện mặt trời: Liệu đã thuyết phục?

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia, việc Bộ Công Thương sau gần một năm thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, nhưng đến nay vẫn chưa báo cáo với Thủ tướng là quá chậm trễ và cần phải công bố kết quả thanh tra trước dư luận. Và câu trả lời "sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất" liệu có thuyết phục?

Đăng ký 129GW điện gió ngoài khơi, dự thảo chỉ 5GW - ai sẽ được làm?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi lên tới công suất 129.000 MW. Tuy nhiên, dự thảo Quy hoạch Điện 8 dự kiến sẽ phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện như thế nào?