Diễn đàn: Con làm cán bộ lớp, nên hay không?

Lân Hiếu |

Trong một xã hội chuộng chốn quan trường, nếu con cháu mình làm một chức gì trong lớp thì đa phần phụ huynh đều thích. Trong đó có tôi. Nhưng khi trao quyền mà không kiểm soát được trẻ và để các con lạm dụng thì chúng ta đang hại chúng đấy, thưa các bạn!
Nếu bảo rằng ai đó chẳng tự hào hay vui thích gì khi nhớ lại quá khứ làm lớp trưởng, lớp phó thì nhiều người đang dối lòng mình. Và bây giờ khi con cái được chúng bạn nể nang, giáo viên tin tưởng giao cho một vị trí nào đó, tôi tin đó không chỉ là niềm vui của trẻ. Mà thật ra, làm cán bộ lớp chẳng có gì xấu. Trẻ được trui rèn kỹ năng lãnh đạo, ý thức được vai trò trách nhiệm của mình, giúp thầy cô trong việc quản lớp, tổ chức chơi và học cho các bạn tốt hơn. Dễ hình dung thôi, cứ thử xem ngày nào đó lớp không có lớp trưởng, lớp phó, có khi còn loạn hơn giáo viên đi vắng.

Nhưng trẻ cũng chẳng khác người lớn, đôi khi còn khó khăn với vai trò “quyền lực” của mình hơn bởi “ăn chưa no, lo chưa tới” cùng ý thức non nớt của nhiều em. Câu chuyện lớp phó cầm thước đánh bạn vì “khi con kiểm tra bạn ấy không mang đầy đủ sách vở nên bị phạt” ở một trường tiểu học tại Thanh Trì (Hà Nội) đang dấy lên nhiều tranh cãi. Phụ huynh ngơ ngác nhưng không bất ngờ khi cán bộ lớp được giáo viên giao quyền phạt bạn cùng lớp vi phạm nội quy, kể cả dùng bạo lực. Đành rằng học sinh hư phải chịu phạt nhưng lại cho lớp trưởng, lớp phó đánh hay hò hét, quát tháo các em thì khác nào khuyến khích bạo lực học đường? Một ngày nào đó, chúng không phục nhau, lao vào tỉ thí thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trên thực tế, hậu quả này đã xảy ra không ít.

Nhiều người trong chúng ta đôi khi còn ảo tưởng quyền lực và sức mạnh của mình thì đừng cố cãi rằng trẻ con biết gì hay thầy cô răn dạy và kiềm chế được các em. Bắt nạt bạn, ức hiếp bạn, có khi chính người làm cán bộ lớp mới bị tổn thương nhiều hơn khi bị bạn bè cô lập, tinh thần ức chế vì buộc phải làm điều chưa chắc chúng đã muốn. Con tôi, đứa bé 12 tuổi, thẳng thừng từ chối vị trí lớp phó bởi “không quát nạt, răn đe các bạn thì cô la mà nghe lời cô thì chẳng ai chơi với con. Suốt ngày cứ đi canh đứa này đứa kia mệt lắm!”. Bạn cứ thử sắm vai các bé vài ngày với khuôn mặt luôn nhăn nhó, quát tháo và có thể phải thay cô phạt bạn bè xem chịu đựng được bao lâu? Nếu khó khăn, đừng bắt con trẻ phải gánh thay mình.

Không chỉ cán bộ lớp mà sao đỏ cũng đang là vẫn đề đáng bàn trong trường. Trong một môi trường lẽ ra nên bình đẳng, có nên để cho một số trẻ có quyền và kiểm soát bạn bè cũng lứa? Riêng tôi, tôi thấy không nên và đó là việc của giám thị.

Tại một số trường đang áp dụng mô hình VNEN, lớp trưởng còn được gọi là Chủ tịch Hội đồng quản trị, lớp phó là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Ai dám chắc chức trên không ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, đặc biệt khi các em được gắn mác “chủ tịch, phó chủ tịch”. Liệu các em có miễn nhiễm với  suy nghĩ tự mãn, tự cao tự đại vì những chức danh cứng cỏi vô hồn ấy? Việc nhiều người nghĩ chưa lớn nhưng đừng đùa, trẻ không suy nghĩ như chúng ta khi xoa đầu chúng đâu.

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Lân Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.