Điện Biên: Xiết nợ bằng… tòa án?!

Đỗ Văn |

Bằng một thủ đoạn quen thuộc là yêu cầu con nợ làm hợp đồng sang tên giấy tờ nhà, đất để “thế chấp” cho món vay, một chủ tiệm cầm đồ ở TP Điện Biên Phủ đã đưa nhiều người ra tòa. Điều đáng nói là những hợp đồng chuyển nhượng này đầy rẫy những dấu hiệu của loại “hợp đồng giả cách” nhưng phần thắng luôn về phía chủ nợ?!.

“Hoàn hảo” nhưng… vẫn có tì vết 

Khi nhắc đến tên ông Bùi Văn Bột – một chủ tiệm cầm đồ tại TP Điện Biên Phủ (SN 1954, trú tại số 144, tổ dân phố 21 phường Mường Thanh), người dân ở đây đều phải thốt lên: Ông chủ tiệm này đã đưa khối người ra tòa!. 

Vụ gần đây nhất, ông Bột khởi kiện ông Nguyễn Quang Tuyến và vợ là bà Nguyễn Kim Oanh ra Tòa án ND TP Điện Biên Phủ để đòi nhà, đất của vợ chồng ông Tuyến tại tổ dân phố 23, phường Mường Thanh. Mặc dù ông Tuyến không ngừng kêu oan và trình bày là việc chuyển nhượng đất chỉ để đảm bảo khoản vay 500 triệu đồng của vợ chồng người em vợ, nhưng thủ tục giấy tờ sang tên dường như rất “hoàn hảo” khiến Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án ND TP Điện Biên Phủ (ngày 16.12.2015) vẫn “chấp nhận nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bột về việc thực hiện hợp đồng và chuyển giao nhà, đất đã chuyển nhượng” và xử cho ông Bùi Văn Bột thắng kiện. 

Lần theo hồ sơ vụ án, ngày 31.7.2013 vợ chồng ông Tuyến và ông Bùi Văn Bột đã đến Văn phòng Công chứng Xuân Phúc (Tổ 21 phường Him Lam) để làm giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất (SDĐ). Theo hợp đồng này, vợ chồng ông Tuyến sẽ chuyển cho ông Bột quyền sử dụng 99m2 đất. Lô đất này hộ ông Tuyến được cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ từ năm 2008. 

Mặc dù trên lô đất có tài sản gắn liền với đất là một ngôi nhà hai tầng có diện tích xây dựng 96m2, diện tích sàn là 192m2 nhưng Công chứng viên Cao Hồng Phong cũng chỉ công chứng “Hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ được giao kết giữa Bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Quang Tuyến, vợ là bà Nguyễn Thị Oanh và Bên nhận chuyển nhượng là ông Bùi Văn Bột”, giá chuyển nhượng quyền SDĐ là 600 triệu đồng (theo trình bày của ông Tuyến đây là khoản vay gốc 500 triệu đồng và tiền lãi). 

Theo ông Nguyễn Quang Tuyến vì đây là hợp đồng giả cách để đảm bảo cho khoản vay của vợ chồng người em vợ nên ông rất yên tâm khi làm thủ tục chuyển quyền SDĐ mà không có bán nhà. Tuy nhiên, khi ông Bùi Văn Bột khởi kiện đòi nhà, đất của vợ chồng ông và Tòa án ND TP Điện Biên Phủ xử: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Văn Bột về việc yêu cầu thực hiện hợp đồng và giao tài sản. Không chấp nhận đề nghị tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo” thì gia đình ông Tuyến rất hoang mang, lo lắng. 

Xử theo… tập quán địa phương?! 

Để làm rõ nội dung bản “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa ông Tuyến và ông Bột, ngày 23.3 PV Báo Lao Động đã có buổi làm việc với ông Cao Hồng Phong – Công chứng viên và cũng là Trưởng Văn phòng Công chứng Xuân Phúc.  

Lời chứng của công chứng viên cho thấy chỉ Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trước câu hỏi của PV, tại sao Văn phòng công chứng không công chứng phần chuyển quyền sở hữu nhà? Ông Phong cho rằng: “Theo tập quán ở Điện Biên, việc người dân nhượng quyền SDĐ cũng đồng nghĩa với việc bán theo tài sản trên đất”. 

Khi PV nhắc, nhà là một loại tài sản mà Nhà nước quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. “Vậy công chứng viên chỉ công chứng việc chuyển nhượng quyền SDĐ thì làm sao có thể hiểu được là công chứng cả việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở?”. Lúc này thì công chứng viên Cao Hồng Phong im lặng!. 

Cùng quan điểm với Công chứng viên, Tòa án ND TP Điện Biên Phủ cũng cho rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ giữa ông Tuyến và ông Bột bao gồm cả chuyển quyền sở hữu nhà ở trên đất. Tuy nhiên, Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ thuộc UBND TP Điện Biên Phủ lại có quan điểm khác. 

Sau khi làm Hợp đồng chuyển nhượng quyền SĐĐ, ông Bột đã “lẳng lặng đem giấy tờ đi sang tên mình. Ngày 8.10.2013 UBND TP Điện Biên Phủ đã cấp “Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” cho ông Bột. 

Để làm rõ về “sổ đỏ” này của ông Bột, PV Báo Lao Động cũng đã có buổi làm việc với ông Cao Xuân Tường – Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ TP Điện Biên Phủ. Ông Tường khẳng định: “Căn cứ vào Hợp đồng chuyển quyền SDĐ giữa ông Tuyến và ông Bột, chúng tôi đã cấp giấy sang tên cho ông Bột”. 

Ông Cao Xuân Tường cũng giải thích: “Mặc dù giấy có tên chung là “Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng vì trong hợp đồng công chứng không có nội dung công chứng chuyển quyền sở hữu nhà ở nên trong sổ đỏ của ông Bột chúng tôi không ghi nội dung sở hữu nhà”. Vì vậy không thể căn cứ vào “Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” của ông Bột mà khẳng định ông Bột có quyền sở hữu nhà của ông Tuyến, ông Tường khẳng định. 

Như vậy đã rõ, việc Tòa án ND TP Điện Biên Phủ tuyên ông Tuyến phải giao nhà cho ông Bột là không đúng pháp luật! Hơn nữa việc Tòa không xem xét đầy đủ những dấu hiệu về “hợp đồng giả cách” là dung dưỡng nạn cho vay nặng lãi, xiết nhà của người dân. 

Được biết, trường hợp khác vay tiền của ông Bùi Văn Bột dẫn đến mất nhà là vợ chồng ông Nguyễn Tiến Đông, bà Vũ Thị Hương (tổ 16, phường Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ). 

Tháng 10.2012, vợ chồng ông Đông, bà Hương vay ông Bột số tiền 32 triệu đồng, thế chấp bằng tài sản là 2 chiếc xe máy với mức lãi 4.000 đồng/1 triệu/ngày. Tiếp đó, ngày 5.11.2012, vợ chồng ông Đông vay tiếp ông Bột 230 triệu đồng. Ông Bột đã yêu cầu thế chấp ngôi nhà bằng cách ký hợp đồng chuyển nhượng. Sau đó, ông Bột cũng tự đi làm thủ tục sang tên mình ngôi nhà “thế chấp” một cách suôn sẻ.(?!)

Tin bài liên quan

 


 

Đỗ Văn
TIN LIÊN QUAN

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Đà Nẵng đón đoàn khách tiệc cưới hơn 450 người đến từ Ấn Độ

THUỲ TRANG |

Đám cưới của cô dâu Tuisha và chú rể Gaurav diễn ra tại Đà Nẵng đúng dịp Tết Quý Mão với hơn 350 khách mời và đội ngũ 100 nhân viên sự kiện, đầu bếp từ Ấn Độ.

Xin đừng gọi “Thổ Châu” là “Thổ Chu”

Lục Tùng |

Kiên Giang - Không gọi danh xưng “Thổ Châu” là “Thổ Chu” vừa là tôn trọng lịch sử, vừa để tránh những ngộ nhận khó lường sau này.

Cận cảnh 4 cây nguyệt quế có giá lên đến 8 tỉ đồng ở An Giang

Tạ Quang |

An Giang – 4 cây nguyệt quế với chiều cao lên đến 7 m, được một nhà vườn ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang định giá 2 tỉ đồng mỗi cây.