Điểm mặt các chiêu thức lừa đảo trực tuyến người dùng cần cảnh giác

Thế Lâm |

TPHCM- 90% các cuộc tấn công lừa đảo thường đánh vào lòng tin của người dùng, theo tài liệu từ Cục An toàn thông tin. Những người dùng không có kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình trên không gian mạng, khả năng bị lừa càng cao.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa, những người dùng có kỹ năng thì có thể hoàn toàn “thoát hiểm”. Ngược lại đôi khi, họ cũng mất cảnh giác và dính bẫy lừa.

Tình trạng lừa đảo trực tuyến phổ biến và cũng nhiều nạn nhân nhất hiện nay có lẽ là qua mạng xã hội. Điều đáng nói là, đối tượng lừa đảo trên môi trường này không nhất thiết là chuyên gia công nghệ hay có kiến thức, kỹ năng, am hiểu sâu về kỹ thuật công nghệ mới có thể thực hiện hành vi lừa đảo.

Các hành vi lừa đảo trên mạng xã hội như: Đánh cắp tài khoản Facebook rồi nhắn tin nhờ những người trong “friends list” chuyển tiền, mua thẻ điện thoại… gửi đường dẫn trang web lừa đảo lừa người dùng điền các thông tin cá nhân quan trọng; phát tán mã độc qua Messenger bằng cách gửi các tin nhắn trúng thưởng, nội dung hấp dẫn qua Messenger.

Chiêu thức khá phổ biến nữa là lừa đảo qua thư điện tử (email), chủ yếu để phát tán mã độc; thu thập thông tin, dữ liệu cá nhân… Các email thường đính kèm tệp có tính chất “hấp dẫn”, khơi dậy tính tò mò và vào một số thời điểm gây chú ý, nhưng bên trong có chứa mã độc hoặc dẫn đường cho mã độc tấn công lừa đảo.

Loại chiêu thức thứ ba thời gian gần đây thỉnh thoảng lại rộ lên theo đợt chính là lừa đảo qua tin nhắn SMS. Cụ thể là, đối tượng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của ngân hàng (nhiều nhất) gửi các tin nhắn giả mạo đính kèm đường dẫn (link) dẫn đến một trang web giả mạo giao diện của ngân hàng và yêu cầu khách hàng truy nhập vào để thực hiện giao dịch. Từ đó, khách hàng có thể bị chiếm lấy thông tin và mất tiền trong tài khoản ngân hàng.

Đối với tình trạng lừa đảo qua cuộc gọi, phổ biến nhất trong loại lừa đảo này là các cuộc gọi giả mạo có đầu số từ nước ngoài như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)… hoặc giả mạo nhân viên ngân hàng, các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ gọi để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thu tiền các loại hình dịch vụ.

Đặc biệt, không ít cuộc gọi lừa đảo trong thời gian qua giả mạo cuộc gọi từ cơ quan chức năng, gọi điện đến dọa nạt, uy hiếp tinh thần và yêu cầu chuyển tiền theo hướng dẫn.

Chiêu thức lừa đảo qua website thường giả mạo các website chính thống rồi dẫn dụ người dùng truy cập vào. Hình thức lừa đảo này không mới, thông thường được kết hợp với lừa đảo qua email, SMS hay mạng xã hội.

Một trong những chiêu thức lừa đảo mới xuất hiện gần đây của tội phạm công nghệ là lừa đảo chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM điện thoại của chủ thuê bao di động, để lấy mã OTP từ ngân hàng, sau đó thực hiện hành vi chuyển, rút tiền hoặc vay tiền online.

Những dấu hiệu của một cuộc tấn công lừa đảo

Người dùng bỗng nhận được email/tin nhắn Facebook/tin nhắn SMS/cuộc gọi… từ một người lạ đề nghị cung cấp các loại hình thông tin, dữ liệu cá nhân.

Nhận được tin nhắn chào hỏi và vay tiền từ một người quen qua Facebook.

Nhận được tin nhắn SMS “đề nghị kiểm tra thông tin”, “đề nghị truy cập một trang web lạ lạ hoặc quen quen” từ một số điện thoại/tên định danh bất kỳ.

Nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ tự xưng là “nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng (công an, viện kiểm soát, hải quan) với yêu cầu dạng “đề nghị cung cấp thông tin, chuyển tiền ...”.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện hình thức làm giả sao kê tài khoản để lừa đảo

Việt Dũng |

Bộ Công an thông tin, thời gian qua xuất hiện việc đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức mới, sao kê tài khoản... để chứng minh năng lực tài chính.

Hacker Việt khét tiếng một thời tại Mỹ cảnh báo gì về lừa đảo trực tuyến

Thế Lâm |

Ngô Minh Hiếu (biệt danh Hieupc), một hacker khét tiếng từng bị kết án 13 năm tù tại Mỹ vì các hành vi đánh cắp danh tính người dùng bằng cách thâm nhập hệ thống máy tính doanh nghiệp, lừa đảo và đánh cắp thông tin của gần 200 triệu người dùng… đã có những cảnh báo về tình trạng lợi dụng đại dịch COVID-19 để lừa đảo trực tuyến.

Lừa đảo trực tuyến bằng tin nhắn di động vì sao lại chọn dịp cận Tết?

Thế Lâm |

Làn sóng phát tán tin nhắn với nội dung lừa đảo diễn ra trong những ngày qua tập trung vào nền tảng di động không phải là không có lí do của nó.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Xuất hiện hình thức làm giả sao kê tài khoản để lừa đảo

Việt Dũng |

Bộ Công an thông tin, thời gian qua xuất hiện việc đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức mới, sao kê tài khoản... để chứng minh năng lực tài chính.

Hacker Việt khét tiếng một thời tại Mỹ cảnh báo gì về lừa đảo trực tuyến

Thế Lâm |

Ngô Minh Hiếu (biệt danh Hieupc), một hacker khét tiếng từng bị kết án 13 năm tù tại Mỹ vì các hành vi đánh cắp danh tính người dùng bằng cách thâm nhập hệ thống máy tính doanh nghiệp, lừa đảo và đánh cắp thông tin của gần 200 triệu người dùng… đã có những cảnh báo về tình trạng lợi dụng đại dịch COVID-19 để lừa đảo trực tuyến.

Lừa đảo trực tuyến bằng tin nhắn di động vì sao lại chọn dịp cận Tết?

Thế Lâm |

Làn sóng phát tán tin nhắn với nội dung lừa đảo diễn ra trong những ngày qua tập trung vào nền tảng di động không phải là không có lí do của nó.