XÂY DỰNG TRẠM BƠM TĂNG ÁP ĐỂ CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH KĐT ĐẠI KIM (HOÀNG MAI):

Đến bao giờ người dân hết phấp phỏng vì mất nước sinh hoạt?

HOA LÊ |

Trước tình trạng mất nước triền miên xảy ra tại Khu đô thị (KĐT) Đại Kim - Định Công khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn, để giúp dân có nước, đơn vị cấp nước đã xây dựng trạm bơm nước tăng áp, tuy nhiên việc này bất ngờ bị dừng thi công vì lý do “mất mỹ quan đô thị”.

Và đã hai tháng trôi qua, đến nay việc dừng hay tiếp tục thi công trạm bơm tăng áp này vẫn chưa đã ngã ngũ.

Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân ở KĐT Đại Kim luôn sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt triền miên. Trước thực trạng này, UBND phường Đại Kim có công văn gửi công ty cung cấp nước về việc đề nghị tăng áp lực nước sinh hoạt tại KĐT Đại Kim - Định Công và bố trí xe téc cung cấp nước đảm bảo sinh hoạt. Để khắc phục tình trạng mất nước thường xuyên xảy ra, ngày 4.5.2017, công ty Cổ phần VIWACO có công văn 681 trả lời công văn yêu cầu của UBND phường Đại Kim.

Theo đó, để đảm bảo cấp nước ổn định cho khu vực này, Sở Xây dựng Hà Nội đã giao cho công ty VIWACO đầu tư xây dựng trạm bơm tăng áp, bể chứa 400m3 và cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước trong khu đô thị phục vụ hè 2017. Trước thông tin này, hàng trăm hộ dân ở KĐT Đại Kim như “cá gặp nước” vì sắp được cung cấp nguồn nước sinh hoạt ổn định. Tuy nhiên, khi trạm bơm tăng áp chuẩn bị hoàn thành thì bị đình chỉ thi công?

Sau khi làm hồ sơ cấp phép, công ty CP VIWACO được quận Hoàng Mai cấp phép xây dựng bể chứa và trạm bơm tăng áp ngày 19.4. Công ty khẩn trương thực hiện và dự kiến cuối tháng 6 hoàn thành. Tuy nhiên, khi trạm bơm xây dựng sắp hoàn thành, UBND quận Hoàng Mai có gửi công văn số 1496 về việc tạm dừng thi công hạng mục trên.

Theo công văn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội về việc kiểm tra báo cáo các nội dung liên quan đến trường Quốc tế Việt Nam ISV về việc Công ty cổ phần VIWACO thực hiện xây dựng bể nước 400m3 và trạm bơm tăng áp gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của khu vực và hoạt động giảng dạy của nhà trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Vũ Tuấn Đạt - Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị của quận Hoàng Mai - cho biết, ngày 3.8, tại Sở xây dựng Hà Nội, phòng Quản lý kỹ thuật đã tổ chức cuộc họp mời bên Công ty Cổ phần VIWACO, Quản lý dịch vụ Đô thị và Thương mại (HANHUD), quận Hoàng Mai và phường Đại Kim đến họp để thống nhất về tình hình cấp nước tại khu vực khu đô thị Đại Kim - Định Công.

Sở Xây dựng Hà Nội muốn đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, nhưng trên tinh thần vẫn phải đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu. Hiện tại, Sở xây dựng Hà Nội yêu cầu Công ty CP VIWACO chờ chỉ đạo của thành phố để có biện pháp thực hiện tiếp dự án trên cơ sở điều chỉnh quy mô cho phù hợp với cảnh quan chung. Căn cứ cuộc họp này, phía quận Hoàng Mai trao đổi với phường Đại Kim để có lịch họp chính thức với nhà trường. Nếu nhà trường không đồng ý với ý kiến trên có thể báo cáo vụ việc với thành phố.

HOA LÊ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Khốn khổ vì mất nước, dân dùng nước rửa rau để giặt quần áo

Vương Trần |

Điệp khúc “mất nước”, “hết nước” có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với các người dân ở khu đô thị mới Đại Kim – Định Công. Tình trạng mất nước kéo dài khiến cho cho mọi sinh hoạt trong gia đình của các hộ dân cư nơi đây đang bị xáo trộn.

Đà Nẵng: Phát triển du lịch nóng, thành phố lâm cảnh mất nước, tắc đường

Thùy Trang - Mỹ Linh |

Khan hiếm nước sinh hoạt, tắc đường, kẹt xe ở những đoạn đường ra biển, thiếu bãi đậu xe... là thực tế hiện nay tại thành phố “đáng sống nhất Việt Nam”. Đằng sau những tiếng vang về du lịch, điểm đến thì việc phát triển du lịch quá nhanh với hàng nghìn khách sạn mọc như nấm, hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp đã dẫn đến những hệ lụy mà người dân TP. Đà Nẵng đang trực tiếp gánh chịu.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội: Khốn khổ vì mất nước, dân dùng nước rửa rau để giặt quần áo

Vương Trần |

Điệp khúc “mất nước”, “hết nước” có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với các người dân ở khu đô thị mới Đại Kim – Định Công. Tình trạng mất nước kéo dài khiến cho cho mọi sinh hoạt trong gia đình của các hộ dân cư nơi đây đang bị xáo trộn.

Đà Nẵng: Phát triển du lịch nóng, thành phố lâm cảnh mất nước, tắc đường

Thùy Trang - Mỹ Linh |

Khan hiếm nước sinh hoạt, tắc đường, kẹt xe ở những đoạn đường ra biển, thiếu bãi đậu xe... là thực tế hiện nay tại thành phố “đáng sống nhất Việt Nam”. Đằng sau những tiếng vang về du lịch, điểm đến thì việc phát triển du lịch quá nhanh với hàng nghìn khách sạn mọc như nấm, hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp đã dẫn đến những hệ lụy mà người dân TP. Đà Nẵng đang trực tiếp gánh chịu.