Đề xuất về phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

LƯƠNG HẠNH |

Nghiên cứu mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố để đảm bảo tương xứng với khối lượng công việc ở thôn, tổ dân phố và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Đây là nội dung tại Thông báo 265/TB-VPCP ngày 12.10.2021 về ý kiến của Thủ tướng trong cuộc làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả phối hợp công tác giai đoạn 2016 - 2020, 8 tháng đầu năm 2021 và trọng tâm công tác phối hợp trong thời gian tới.

Cụ thể, đối với đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2019/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Trong đó, nghiên cứu mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (trong đó có Trưởng ban công tác Mặt trận) để đảm bảo tương xứng với khối lượng công việc ở thôn, tổ dân phố và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương:

Hiện nay Bộ Nội vụ đang đôn đốc các địa phương gửi báo cáo đánh giá những vấn đề bất cập để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Hiện hành, tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố như sau:

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).

Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố:

Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Truy tặng bằng khen tổ trưởng dân phố hy sinh trong cuộc chiến chống dịch: Niềm an ủi lớn lao

LƯƠNG HẠNH |

“Mẹ ơi, mai con đưa mẹ lên quận để nhận bằng khen của Phó Thủ tướng trao cho bố”, chị Vân nói với mẹ về niềm vui khi bố chị được Nhà nước ghi nhận sự hy sinh trong cuộc chiến chống dịch.

Tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà mới "rà" hết người khó khăn do dịch

Phạm Đông |

Sau hơn 1 tháng giãn cách xã hội, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh để họ yên tâm thực hiện giãn cách. Nhiều lãnh đạo các phường cho biết, tổ dân phố là lớp đầu tiên thực hiện việc rà soát danh sách, số lượng người để hỗ trợ nên có vai trò rất quan trọng.

Khi tổ trưởng tổ dân phố thành shipper, đi chợ cho cả trăm nhà

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng thực hiện cách biện pháp phòng dịch cấp bách, “ai ở yên đó” nên người dân bây giờ từ việc đi chợ, mua thuốc cho đến nhà hết gạo, thiếu sữa cho con… đều gọi tên ông/bà tổ trưởng. Họ trở thành những người shipper, đi chợ giúp cho cả trăm hộ dân.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Truy tặng bằng khen tổ trưởng dân phố hy sinh trong cuộc chiến chống dịch: Niềm an ủi lớn lao

LƯƠNG HẠNH |

“Mẹ ơi, mai con đưa mẹ lên quận để nhận bằng khen của Phó Thủ tướng trao cho bố”, chị Vân nói với mẹ về niềm vui khi bố chị được Nhà nước ghi nhận sự hy sinh trong cuộc chiến chống dịch.

Tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà mới "rà" hết người khó khăn do dịch

Phạm Đông |

Sau hơn 1 tháng giãn cách xã hội, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh để họ yên tâm thực hiện giãn cách. Nhiều lãnh đạo các phường cho biết, tổ dân phố là lớp đầu tiên thực hiện việc rà soát danh sách, số lượng người để hỗ trợ nên có vai trò rất quan trọng.

Khi tổ trưởng tổ dân phố thành shipper, đi chợ cho cả trăm nhà

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng thực hiện cách biện pháp phòng dịch cấp bách, “ai ở yên đó” nên người dân bây giờ từ việc đi chợ, mua thuốc cho đến nhà hết gạo, thiếu sữa cho con… đều gọi tên ông/bà tổ trưởng. Họ trở thành những người shipper, đi chợ giúp cho cả trăm hộ dân.