Đề xuất đặc cách trong xét thăng hạng cho giáo viên

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi |

Câu chuyện thi và xét thăng hạng luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo giáo viên. Thăng hạng như thế nào là hợp tình, hợp lí đó là điều mà mỗi người luôn mong muốn. Là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng đã chia sẻ những ý kiến và suy nghĩ của mình. Báo Lao Động đăng tải chia sẻ của thạc sĩ Nguyễn Quang Thi gửi đến cho báo.

Hiện nay, một số địa phương đang tiến hành thăng hạng cho giáo viên bậc THPT từ hạng III lên hạng II. Qua theo dõi, tôi nhận thấy có địa phương dùng phương án xét thăng hạng; có địa phương dùng phương án thi thăng hạng.

Theo tôi, phương án nào cũng có ưu và nhược. Phương án thi thì giáo viên trẻ “thắng” giáo viên già là do khả năng học tiếng Anh, tin học và kiến thức pháp luật tốt hơn. Phương án xét, giáo viên già “thắng” giáo viên trẻ vì có nhiều thành tích hơn. Để dung hòa hai phương án, tôi đề xuất vừa xét, vừa thi.

Đối tượng phải thi là những giáo viên công tác trong ngành giáo dục dưới 20 năm. Do còn trẻ, số lượng lại đông nên cần phải thi để có sự cạnh tranh. Từ đó, ra sức phấn đấu để vươn lên nhằm khẳng định mình trước xã hội. Hơn nữa, khi được thăng hạng, họ còn có thời gian dài để hưởng lương theo hạng này, nên lương sẽ cao.

Đối tượng không phải thi là những giáo viên công tác trong ngành giáo dục từ 20 năm trở lên. Do lớn tuổi và số lượng lại ít. Nếu được thăng hạng, họ chỉ hưởng một vài bậc của hạng này là nghỉ hưu nên không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào công tác từ 20 năm trở lên cũng được thăng hạng. Mỗi địa phương cần có một bộ tiêu chí thích hợp để xét và dựa trên nền tảng thông tư của Bộ GDĐT đưa ra.

Là một giáo viên lâu năm trong nghề, tôi mạnh dạn đề xuất một bộ tiêu chí xét đặc cách cho giáo viên công tác từ 20 năm trở lên của bậc THPT (trừ cán bộ quản lí) từ hạng III lên hạng II .

Tiêu chí 1. Thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; có lập trường chính trị vững vàng; được học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp yêu quý trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Nguồn minh chứng thông qua có thể là bảng nhận xét đánh giá của hiệu trưởng trong quá trình công tác.

Tiêu chí 2. Đạt trình độ thạc sĩ về chuyên môn đào tạo. Với tiêu chí này thể hiện giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ.

Tiêu chí 3. Trong quá trình công tác luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và tính đến ngày xét thăng hạng phải có ít nhất 5 lần đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; ít nhất 5 lần công nhận giáo viên giỏi cấp cơ sở; ít nhất 1 lần công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh; ít nhất 1 lần được nhận bằng khen của tỉnh hay chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Với tiêu chí này thể hiện giáo viên nhiệt tình trong các phong trào thi đua dạy tốt học tốt của địa phương đó.

Tiêu chí 4. Luôn tích cực tham gia ôn thi học sinh giỏi của trường và ít nhất 5 lần có học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, đối với giáo viên trường chuyên phải có học sinh giỏi quốc gia. Với tiêu chí này thể hiện giáo viên có năng lực chuyên môn trong việc đào tạo mũi nhọn cho địa phương đó.

Tiêu chí 5. Có tối thiểu 5 bài báo khoa học sư phạm đăng trên các tạp chí chuyên ngành của môn mình đang giảng dạy. Với tiêu chí này thể hiện giáo viên say mê nghiên cứu khoa học để giúp cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn.

Tiêu chí 6. Tham gia làm giám khảo các cuộc thi như: thi giáo viên giỏi cấp trường trở lên, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi từ cấp trường trở lên. Chấm giải pháp hữu ích, chấm sáng kiến kinh nghiệm hoặc hướng dẫn giáo viên tập sự. Với tiêu chí này thể hiện giáo viên có năng lực đánh giá và xếp loại đồng nghiệp.

Tiêu chí 7. Có chứng chỉ B tin học (hoặc tương đương) và biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thành thạo. Có chứng chỉ C ngoại ngữ (hoặc tương đương) và biết dịch tài liệu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy.

Tiêu chí 8.chứng chỉ về chức danh nghề nghiệp THPT Hạng II. Với tiêu chí này thể hiện giáo viên đã hoàn thành lớp bồi dưỡng chức danh hạng II.

Tiêu chí 9. Có thâm niên giảng dạy tại địa phương tối thiểu 20 năm và hưởng lương với hệ số 4.65 trở lên. Với tiêu chí này, thể hiện giáo viên đó cả một đời gắn bó cho sự nghiệp giáo dục của địa phương đó.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi
TIN LIÊN QUAN

"Cô không thích con bằng các bạn học thêm ở lớp của cô"

HUYÊN NGUYỄN |

Con gái đi học về kể với mẹ rằng cô giáo chỉ quan tâm tới những bạn đi học thêm ở lớp của cô còn những bạn khác bị cho ra rìa. Chị Thuỷ như chết lặng!

Vay tiền qua app, giáo viên tiểu học liên tục bị đe doạ

ANH THƯ |

Báo Lao Động nhận được đơn thư phản ánh của nạn nhân vay tiền qua những ứng dụng trên mạng chịu lãi suất “cắt cổ” và chỉ cần trả không đúng hạn sẽ bị đe doạ đến gia đình, đồng nghiệp.

Nên “dẹp” những chứng chỉ làm đẹp hồ sơ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Muốn thăng hạng, giữ hạng, hay nâng ngạch, giáo viên và viên chức trên cả nước buộc phải có những tấm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… Những tấm chứng chỉ này được người trong cuộc thừa nhận là không thực chất, hoặc có được bằng các “gói chống trượt”. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phải ngồi lại, rà soát những quy định bất cập, “dẹp” những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

"Cô không thích con bằng các bạn học thêm ở lớp của cô"

HUYÊN NGUYỄN |

Con gái đi học về kể với mẹ rằng cô giáo chỉ quan tâm tới những bạn đi học thêm ở lớp của cô còn những bạn khác bị cho ra rìa. Chị Thuỷ như chết lặng!

Vay tiền qua app, giáo viên tiểu học liên tục bị đe doạ

ANH THƯ |

Báo Lao Động nhận được đơn thư phản ánh của nạn nhân vay tiền qua những ứng dụng trên mạng chịu lãi suất “cắt cổ” và chỉ cần trả không đúng hạn sẽ bị đe doạ đến gia đình, đồng nghiệp.

Nên “dẹp” những chứng chỉ làm đẹp hồ sơ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Muốn thăng hạng, giữ hạng, hay nâng ngạch, giáo viên và viên chức trên cả nước buộc phải có những tấm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… Những tấm chứng chỉ này được người trong cuộc thừa nhận là không thực chất, hoặc có được bằng các “gói chống trượt”. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phải ngồi lại, rà soát những quy định bất cập, “dẹp” những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.