Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH 1 lần: Quá thiệt thòi cho người lao động

Phương Minh (Tổng hợp) |

Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Xã hội Quốc hội diễn ra tại TP.HCM, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay sẽ tính đến phương án lao động rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần chỉ được rút phần mình đóng, tức 8% lương. Bạn đọc cho rằng, đề xuất này sẽ rất thiệt thòi cho người lao động.

Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Xã hội Quốc hội diễn ra tại TP HCM, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, nói sắp tới khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tính kỹ phương án nhận trợ cấp một lần.

Ông Dung cho rằng cần tính phương án lao động chỉ rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH, tức 8% (so với lương), còn phần của người sử dụng lao động đóng, chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc sẻ chia.

Bình luận về ấn đề này, bạn đọc Hoàng An nói: BHXH có trích tiền lương của người lao động. Vậy rút hết BHXH 1 lần hay để lại là quyền của người lao động.

Theo tôi nên bỏ điều kiện số năm đóng BHXH tối thiểu, đến tuổi nghỉ hưu, ai đóng được bao nhiêu năm thì nhân 2%/năm, được bao nhiêu nhận bấy nhiêu.

Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyệt Anh chia sẻ: Nên nghe ý kiến của người lao động để đề xuất phương án. Không người lao động nào muốn rút BHXH 1 lần cả, vì cuôc sống thiếu thốn, khó khăn họ mới phải rút. Vậy nên cơ quan chuyên môn đề xuất việc gì cũng nên kỹ càng và thấu tình đạt lý.

Bạn đọc Nam Phùng cho rằng: Tuổi nghỉ hưu được hưởng BHXH hiện nay quá cao, năm đóng BHXH thì dài. Người lao động khó khăn họ mới phải rút 1 lần. Tôi không đồng tình với đề xuất giảm mức hưởng BHXH 1 lần vì 14% do người sử dụng lao động đóng cũng là trừ từ lương của người lao động. Nếu theo phương án này sẽ không công bằng cho người lao động.

Còn bạn đọc Lâm Anh nêu: Về bản chất, đa số người lao động đều muốn để dành BHXH cho đến tuổi hưu để không phụ thuộc con cái. Tôi nghĩ nếu mức sống người lao động khá hơn, họ sẽ chẳng rút BHXH 1 lần. Thay vì nghĩ phương án chỉ để người lao động được rút 8%, hãy tạo điều kiện để đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Từ đó mới nâng cao tiền lương, mức đóng BHXH cho người lao động.

Bạn đọc V.A viết: Phần của người sử dụng lao động đóng (14%) bản chất cũng là do người lao động đóng, nếu doanh nghiệp không đóng phần này thì sẽ chuyển thành tiền lương cho người lao động. Chính sách xã hội là đảm bảo an sinh xã hội cho hàng triệu người lao động, nên mọi quyết sách phải hợp lý và tránh những thay đổi lớn gây "sốc" cho người lao động.

Bạn đọc Quỳnh Anh nêu quan điểm: Hãy đưa ra các chính sách để người lao động tự nguyện ở lại, trong khi phần đa số người rút BHXH 1 lần là công nhân lao động thu nhập thấp. Tiền BHXH là trích từ lương của người lao động, đó là tài sản của người lao động. Đến khi cần họ rút ra tại sao lại không cho? Người lao động nếu không may mất sớm trước khi nghỉ hưu thì chẳng được nhận gì cả, vậy số tiền đó đi đâu?

Trước đó, tại một số cuộc giám sát của Ủy ban Xã hội Quốc hội, cơ quan BHXH một số địa phương cũng đề xuất điều chỉnh quy định mức hưởng trợ cấp một lần bằng đúng số tiền người lao động đóng vào quỹ. Phần của người sử dụng lao động sẽ được bảo lưu và cộng nối thời gian khi người lao động tiếp tục tham gia BHXH nhằm tích lũy đủ điều kiện hưởng hưu.

Phương Minh (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Đóng bảo hiểm xã hội 35 năm, nhận lương hưu tối đa bao nhiêu?

Minh Hương |

Bà Hải Lan hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội 35 năm, là nữ, sinh ngày 3.1.1967. Vậy nếu tôi xin nghỉ hưu vào tháng 10.2022 thì tôi được nhận lương hưu mỗi tháng bao nhiêu %?

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Sẽ chỉ được rút 8% mà người lao động đóng?

Đào Tuấn |

Bộ Lao động Thương binh Xã hội sẽ tính đến phương án lao động rút bảo hiểm xã hội một lần chỉ được rút phần mình đóng, tức 8% lương. 14% do người sử dụng lao động đóng thì… để lại quỹ.

Công chức xã chật vật nuôi con vì lương thấp

Phương Hoa |

Nhiều năm công tác tại xã, lương của công chức chỉ hơn 6 triệu đồng. Tiền lương eo hẹp, họ chật vật nuôi con, thậm chí không dám sinh thêm con vì sợ con thiệt thòi.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Đóng bảo hiểm xã hội 35 năm, nhận lương hưu tối đa bao nhiêu?

Minh Hương |

Bà Hải Lan hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội 35 năm, là nữ, sinh ngày 3.1.1967. Vậy nếu tôi xin nghỉ hưu vào tháng 10.2022 thì tôi được nhận lương hưu mỗi tháng bao nhiêu %?

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Sẽ chỉ được rút 8% mà người lao động đóng?

Đào Tuấn |

Bộ Lao động Thương binh Xã hội sẽ tính đến phương án lao động rút bảo hiểm xã hội một lần chỉ được rút phần mình đóng, tức 8% lương. 14% do người sử dụng lao động đóng thì… để lại quỹ.

Công chức xã chật vật nuôi con vì lương thấp

Phương Hoa |

Nhiều năm công tác tại xã, lương của công chức chỉ hơn 6 triệu đồng. Tiền lương eo hẹp, họ chật vật nuôi con, thậm chí không dám sinh thêm con vì sợ con thiệt thòi.