Đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội: Phải làm tốt phương tiện công cộng trước

Tuệ Linh |

Nhiều bạn đọc cho rằng, cơ quan chức năng nên tập trung xây dựng kế hoạch, dịch vụ phát triển giao thông công cộng trước khi cấm xe máy. Ngoài ra, cần phải có thời gian, lộ trình thử nghiệm chứ không nên cấm ngay vì không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để mua ôtô.

Vừa qua, tại buổi làm việc của Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải với Sở GTVT ngày 9.3, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình với các giải pháp kiểm soát phương tiện cá nhân với 2 đề án.

Thứ nhất là xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030. Trong lộ trình có tính tới dừng đăng ký mới xe máy, việc này Sở đang cùng Viện chiến lược bàn. Theo Sở GTVT, nếu cấm được xe máy càng sớm càng tốt.

Thứ hai là xây dựng đề án thu phí một số loại phương tiện giao thông vào khu vực trung tâm dễ gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Ngay khi những đề xuất cấm xe máy được công bố, thông tin này đã gây “sốt” cộng đồng mạng với khá nhiều ý kiến tranh luận khác nhau của bạn đọc.

Bình luận về vấn đề này, bạn đọc Nguyễn Lực cho hay: “Quy luật phát triển sẽ đào thải những gì lỗi thời và đón nhận những gì ưu việt hơn. Nếu giao thông công cộng tốt hơn sử dụng xe gắn máy nói riêng và phương tiện cá nhân nói chung, người dân sẽ tự chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Thử hỏi đi lên tàu điện ngồi máy lạnh mát rượi ngắm cảnh, lại an toàn với ngồi trên xe máy phơi mặt ra nắng, bụi, nguy hiểm mà chi phí rẻ hơn hoặc bằng, hoặc đắt hơn một chút, người dân sẽ chọn thứ nào?”.

Bạn đọc Nguyễn Nam đưa ra ý kiến: “Là người vẫn tham gia đi lại bằng xe máy, nhưng tôi đồng tình nên hạn chế và cấm dần xe máy đi trong nội đô, để người dân quen với việc đi lại bằng các phương tiện khác. Có thể thay thế bằng các phương tiện công cộng và xe đạp, như vậy vừa bảo vệ môi trường lại bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, người dân cũng nên tạo thói quen đi bộ ở các đoạn đường ngắn. Tôi sang nước ngoài, hàng ngày phải đi bộ 20 phút ra ga xe điện, trạm xe bus và ngược lại...”.

Phương tiện cá nhân tăng là một trong nhiều nguyên nhân gây tắc đường tại Hà Nội.
Phương tiện cá nhân tăng là một trong nhiều nguyên nhân gây tắc đường tại Hà Nội.

Còn bạn đọc Lê Phi cho rằng, cấm xe không biết có hết tắc đường hay không nhưng theo xu hướng phát triển, chúng ta phát triển đi lên hiện đại chứ ai lại đi thụt lùi. Khi đang đi xe máy thì muốn có ôtô, chứ ai có ôtô rồi mới mong ước xe máy.

Bạn đọc Nguyễn Minh Hiền tự đặt câu hỏi: “Hiện nay, những người có tiền đi ôtô, còn dân nghèo đi xe máy. Nếu cấm xe máy thì dân nghèo đi làm bằng gì? Đề nghị những người đề xuất cấm xe máy cho luôn giải pháp, phương tiện thay thế và lộ trình cấm xe máy”.

Theo bạn đọc Hoàng Vũ, nếu cấm xe máy chắc chắn là sẽ hết tắc đường, vì lượng xe máy lưu thông quá lớn. Tuy nhiên, cần phải có lộ trình và cơ sở vật chất giao thông công cộng đủ chất và lượng để phục vụ người dân đi lại.

Tuệ Linh
TIN LIÊN QUAN

Ai đã bỏ phiếu cấm xe máy khi bus mới chỉ đáp ứng 4,3% nhu cầu đi lại

Anh Đào |

Sau “90% người dân đồng tình cấm xe máy” ở Hà Nội, tới lượt TPHCM đưa ra con số 63% đồng ý hạn chế xe cá nhân. Giả thiết đó là những con số chính xác thì hãy thử hỏi điều gì sẽ xảy ra.  

Chuyên gia quan ngại việc TPHCM cấm xe máy từ 2030

MINH QUÂN |

Đến năm 2030, khi giao thông công cộng (GTCC) phát triển, TPHCM sẽ cấm xe máy đi vào nhiều khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại tỏ ra quan ngại về đề án này.

Giao thông công cộng kém phát triển, TPHCM lấy gì để cấm xe máy?

MINH QUÂN |

TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì? Câu trả lời rõ ràng nhất là phải có phương tiện công cộng thay thế. Vấn đề ở chỗ, tại sao cấm xe máy khi giao thông công cộng của TPHCM còn kém phát triển? Liệu cái lộ trình đến năm 2030, tức là 10 – 11 năm này có đủ dài để các cơ quan chức năng hoàn thành, kết nối thành công mạng lưới giao thông công cộng?

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Ai đã bỏ phiếu cấm xe máy khi bus mới chỉ đáp ứng 4,3% nhu cầu đi lại

Anh Đào |

Sau “90% người dân đồng tình cấm xe máy” ở Hà Nội, tới lượt TPHCM đưa ra con số 63% đồng ý hạn chế xe cá nhân. Giả thiết đó là những con số chính xác thì hãy thử hỏi điều gì sẽ xảy ra.  

Chuyên gia quan ngại việc TPHCM cấm xe máy từ 2030

MINH QUÂN |

Đến năm 2030, khi giao thông công cộng (GTCC) phát triển, TPHCM sẽ cấm xe máy đi vào nhiều khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại tỏ ra quan ngại về đề án này.

Giao thông công cộng kém phát triển, TPHCM lấy gì để cấm xe máy?

MINH QUÂN |

TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì? Câu trả lời rõ ràng nhất là phải có phương tiện công cộng thay thế. Vấn đề ở chỗ, tại sao cấm xe máy khi giao thông công cộng của TPHCM còn kém phát triển? Liệu cái lộ trình đến năm 2030, tức là 10 – 11 năm này có đủ dài để các cơ quan chức năng hoàn thành, kết nối thành công mạng lưới giao thông công cộng?