Đề xuất bỏ xếp hạng học sinh ở TPHCM gây nhiều tranh cãi

Thái Hà |

Với lí do để tránh gây áp lực tâm lý cho học sinh và giáo viên, giảm thiểu bệnh thành tích, TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất nên bỏ việc xếp thứ hạng trong lớp. Đề xuất này hiện đang gây nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận xã hội.

Mới đây, UBND TPHCM vừa có công văn gửi các sở ban ngành, quận huyện về việc thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy TPHCM tại chương trình lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ thiếu nhi năm 2019.

Đáng chú ý, Thường trực UBND TPHCM chỉ đạo Sở GDĐT TPHCM nghiên cứu thời gian vào lớp cho phù hợp, tăng giờ nghỉ giải lao cho học sinh. Theo đề xuất, việc bỏ xếp hạng sẽ giảm áp lực tâm lý cho học sinh, giảm áp lực thi đua cho giáo viên.

Đề xuất bỏ xếp hạng học sinh nhằm giảm áp lực cho người dạy và người học hiện đang gây nhiều ý kiến khác nhau. Một số bạn đọc ủng hộ đề xuất trên khi cho rằng, việc đánh giá học sinh thông qua điểm số và bảng xếp hạng trong lớp không mang lợi ích tích cực về mặt giáo dục. Ý kiến khác lại cho rằng việc không xếp hạng sẽ làm triệt tiêu sự cố gắng, ý thức phấn đấu của học sinh.

Bạn đọc Nga Nguyễn cho rằng: “Xếp hạng thành tích gây áp lực rất lớn đối với các em nhỏ. Nhiều phụ huynh lúc nào cũng mong muốn con mình đứng thứ nhất, thứ hai, thuộc hàng top của lớp mà ít khi lắng nghe bọn trẻ muốn gì, cần gì. Bắt ép trẻ học ngày học đêm, cặp sách lúc nào cũng quá khổ cũng chỉ vì sự thỏa mãn con số mà phụ huynh kì vọng”.

Đồng quan điểm, bạn đọc Thanh Mai chia sẻ, việc xếp hạng trong lớp là không nên vì nó không mang lại lợi ích gì mà nó chỉ mang lại sự hiếu thắng và ganh đua ở học sinh. Thay vì vậy, hãy khuyến khích học sinh sáng tạo từ những kiến thức đã thu nhận được. Chính điều đó sẽ kích thích các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động trong việc học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường.

“Việc xếp hạng trong lớp đã có từ lâu, đã đến lúc cần thay đổi. Áp lực đối với học sinh không chỉ đến từ gia đình, người thân, mà còn xuất phát từ thi đua nhà trường đến thi đua thành tích, danh hiệu của thầy cô. Giáo dục hiệu quả nhất, học sinh được vừa học vừa chơi, được tự do phát biểu ý kiến. Khi không có áp lực thì sẽ phát huy được sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh” - ý kiến của bạn đọc Tùng Lâm.

TP HCM đề nghị bỏ xếp hạng học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.
TP HCM đề nghị bỏ xếp hạng học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Bạn đọc Bùi Thanh Tài cho biết: “Theo tôi thì việc bỏ xếp hạng trong lớp sẽ làm mất đi ý thức tự giác trong học tập của học sinh và trách nhiệm về dạy học của các giáo viên. Học đường cần phải luôn gắn liền với các điểm số và xếp hạng".

Còn theo bạn Ái Vân chia sẻ, nếu không có điểm và xếp hạng thì sẽ không có căn cứ để đánh giá đúng năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh. Bằng cấp, điểm số, không thể coi nhẹ vì đó chính là căn cứ để đánh giá quá trình học tập rèn luyện của học sinh ra sao, phù hợp với lĩnh vực nào.

“Bảng xếp hạng cũng là động lực để các em thi đua trong học tập. Vấn đề chỉ là phụ huynh, thầy cô đừng quá coi trọng thành tích, hãy công tâm dạy dỗ học trò, giúp các em có kiến thức, đạo đức để thành một công dân có ích cho xã hội. Không xếp hạng thành tích, học sinh sẽ sinh tâm lí chủ quan không cần cố gắng, nỗ lực vì cuối kì học cũng được đánh giá ngang bằng như các bạn khác trong lớp” - bạn đọc Mai Linh bày tỏ.

Thái Hà
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh lớp 10 ở Đà Nẵng: Đề Toán có sự phân hóa cao

H.VINH |

Nhiều học sinh cho rằng, đề thi môn Toán ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT ở Đà Nẵng dễ hơn so với mọi năm, nhưng có sự phân hóa cao.

Đề thi Lịch sử lớp 10: Thí sinh đánh giá đề phù hợp, dự đoán đạt 8,9 điểm

Nhóm PV |

Dù lo lắng khi được thông báo môn thi thứ 4 là Lịch sử, nhưng sau khi kết thúc 60 phút làm bài, nhiều thí sinh dự thi vào lớp 10 đánh giá đề thi khá phù hợp, dự đoán đạt từ 8 đến 9 điểm.

Đề thi, đáp án môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TPHCM

Anh Nhàn |

Sáng 3.6, hơn 80.000 thí sinh ở TPHCM bước vào làm bài thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Tuyển sinh lớp 10 ở Đà Nẵng: Đề Toán có sự phân hóa cao

H.VINH |

Nhiều học sinh cho rằng, đề thi môn Toán ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT ở Đà Nẵng dễ hơn so với mọi năm, nhưng có sự phân hóa cao.

Đề thi Lịch sử lớp 10: Thí sinh đánh giá đề phù hợp, dự đoán đạt 8,9 điểm

Nhóm PV |

Dù lo lắng khi được thông báo môn thi thứ 4 là Lịch sử, nhưng sau khi kết thúc 60 phút làm bài, nhiều thí sinh dự thi vào lớp 10 đánh giá đề thi khá phù hợp, dự đoán đạt từ 8 đến 9 điểm.

Đề thi, đáp án môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TPHCM

Anh Nhàn |

Sáng 3.6, hơn 80.000 thí sinh ở TPHCM bước vào làm bài thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.