Đê sông Hoàng Long nứt toác, người dân bất an

NGUYỄN TRƯỜNG |

Tuyến đê tả sông Hoàng Long có chiều dài gần 25km, chạy qua địa bàn 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan (Ninh Bình). Đây là dự án trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong việc chống lũ bảo vệ tài sản, tính mạng cho hàng chục nghìn hộ dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tuyến đê xung yếu này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn mặt đê bị sụt lún, nứt toác khiến người dân không khỏi lo lắng, bất an.

Xuất hiện những vết nứt lớn

Theo tìm hiểu của PV, năm 2008, tại Quyết định số 2483/QĐ-UBND, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến đê tả sông Hoàng Long, đê Đức Giang với tổng mức đầu tư trên 500 tỉ đồng. Tài chính từ nguồn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác, thời gian thực hiện từ năm 2008 đến năm 2011.

Đến ngày 27.10.2010, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 958/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư lên trên 1.000 tỉ đồng và thời gian thực hiện dự án là từ năm 2008 đến năm 2013. Tiếp đó, ngày 24.2.2014, UBND tỉnh Ninh Bình lại ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án được kéo dài đến năm 2016.

Dù được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí trên 1.000 tỉ đồng và đưa vào sử dụng chưa được bao lâu nhưng tuyến đê này đang xuống cấp nghiêm trọng. Bề mặt đê xuất hiện nhiều vết lún, nứt kéo dài hàng chục mét tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong mùa mua lũ. Anh Bùi Văn Hạnh (trú tại xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) cho biết: Tình trạng mặt đê bị sụt, lún và nứt đã xuất hiện từ nhiều năm nay, tuy nhiên chỉ là những vết sụt, nứt nhỏ. Nhưng mấy tháng trở lại đây, mặt đê bắt đầu xuất hiện những vết nứt lớn kéo dài hàng chục mét.

“Chúng tôi sống ở đây mỗi ngày thấy có hàng trăm lượt xe tải chở vật liệu xây dựng lưu thông qua lại trên tuyến đê này. Việc xe quá tải hoạt động ngày đêm có lẽ là nguyên nhân chính khiến cho tuyến đê này bị xuống cấp nghiêm trọng” - anh Hạnh nói.

Có mặt tại tuyến đê tả sông Hoàng Long vào ngày 5.12, theo quan sát của PV, suốt chiều dài gần 25km trên tuyến đê này đều được đơn vị quản lý cắm các biển báo cấm xe tải trọng lớn, thậm chí là cho đổ các trụ bêtông ở hai bên mặt đê ngăn không cho xe quá tải qua lại. Nhưng những trụ bêtông này đã bị đập vỡ. Nhiều đoạn do vướng trụ bêtông, xe không qua được thì nhiều người còn ngang nhiên đổ đất đá rộng ra phía chân đê để cho xe dễ dàng qua lại.

Đang xử lý, khắc phục

Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với PV Lao Động, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình nói rằng: Từ những năm 1985, 1996, 2005, bão to, lũ sông Hoàng Long lên cao, tuyến đê này đã xảy ra hiện tượng thẩm lậu, mạch đùn, mạch sủi, sạt lở mái và các sự cố đê điều. Chính vì vậy, từ năm 2007, Trung ương và UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định phê duyệt và triển khai dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp tuyến đê tả Hoàng Long. Dự án đã hoàn thành và bàn giao cho đơn vị quản lý từ năm 2017.

Hiện trạng bị lún nứt mặt đê một phần là do hậu quả của trận lũ lịch sử vào cuối năm 2017 vừa qua khiến mặt đê bị xuống cấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là do lượng xe quá tải lưu thông trên tuyến đê này là rất lớn.

“Để hạn chế, ngăn không cho xe quá tải qua lại trên tuyến đê này, chúng tôi đã cho lắp đặt hệ thống biển báo tải trọng giới hạn. Mới đây, chúng tôi đã phải cho đổ các trụ bêtông hai bên trên mặt đê để ngăn xe quá tải đi vào nhưng chỉ được hôm trước, hôm sau thì đã bị đập bỏ. Hiện đối với những chỗ nứt to, kéo dài, chúng tôi đang tiến hành cho xử lý, khắc phục” - đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình cho hay.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Còn nhiều bất cập trong quản lý đê điều

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 22.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến phạm vi điều chỉnh; ngân sách phòng, chống thiên tai; những vi phạm trong quản lý đê điều… Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) kiến nghị, sửa đổi Luật Đê điều lần này cần có quy định cụ thể, tránh việc sử dụng cù lao, bãi bồi, lòng sông không an toàn cho đê.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

Theo VGP |

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Hà Nội chỉ đạo xử lý triệt để vi phạm đê điều

Phạm Đông |

Đang trong tâm điểm mùa mưa bão, nhưng trong thời gian vừa qua trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn xảy ra 10 vụ vi phạm pháp luật về đê điều, cần được xử lý nghiêm.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Còn nhiều bất cập trong quản lý đê điều

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 22.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến phạm vi điều chỉnh; ngân sách phòng, chống thiên tai; những vi phạm trong quản lý đê điều… Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) kiến nghị, sửa đổi Luật Đê điều lần này cần có quy định cụ thể, tránh việc sử dụng cù lao, bãi bồi, lòng sông không an toàn cho đê.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

Theo VGP |

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Hà Nội chỉ đạo xử lý triệt để vi phạm đê điều

Phạm Đông |

Đang trong tâm điểm mùa mưa bão, nhưng trong thời gian vừa qua trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn xảy ra 10 vụ vi phạm pháp luật về đê điều, cần được xử lý nghiêm.