Để Phạm Song Toàn phải chuyển trường, thầy cô đang dạy học sinh sự hèn nhát?

B. Hà |

Đọc những tin tức liên quan đến việc em Phạm Song Toàn (TPHCM) phải chuyển trường sau khi dũng cảm lên tiếng “tố” cô giáo dạy Toán lên lớp không giảng bài, nhiều độc giả đặt câu hỏi: Không hiểu các thầy cô giáo đang dạy học sinh điều gì trong trường, dạy chúng sự dũng cảm hay hèn nhát khi để Song Toàn phải chuyển trường trong tức tưởi?

Sau bài viết “Em Phạm Song Toàn được tôn vinh ở trường mới: Chính trực và dũng cảm không gục ngã” đăng tải trên Báo Lao Động, rất nhiều độc giả đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

Đa số bạn đọc bày tỏ sự vui mừng, khi cuối cùng Phạm Song Toàn cũng được tôn vinh, chỉ tiếc là, sự tôn vinh đó không diễn ra ở ngôi trường em từng gắn bó, đấu tranh cho lẽ phải.

“Rất mừng khi có một "môi trường sư phạm" nhìn nhận và đánh giá đúng về hành động của Song Toàn, nhưng cũng rất buồn vì "môi trường sư phạm" đó lại không phải là trường công lập. Hành động của em Toàn lẽ ra phải được trân trọng, tuyên dương thì Trường THPT Long Thới lại hành xử rất thiếu văn hóa. Vậy xin hỏi, trong trường các thầy cô giáo dạy học sinh điều gì về đạo đức? Các thầy cô ở đó dạy các em là hãy "mũ ni che tai", thấy cái sai, cái không đúng thì hãy ngoảnh mặt làm ngơ cho lành với bản thân, thấy cái đúng không bảo vệ vì bản thân mình có thể bị vạ lây... ư?

Nếu họ không dạy thế thì vì sao em Toàn bị cô lập, bị kỳ thị khi em làm một việc hoàn toàn đúng? Vì sao em Toàn không được các thầy cô của mình bảo vệ? Hay các thầy cô cũng cho rằng Song Toàn không nên nói ra sự thật đó.

Đọc những tin này khiến cho nhiều bậc phụ huynh giật mình không hiểu các thầy cô giáo dạy cho con em mình điều gì trong trường? Họ dạy chúng sự trung thực hay dối trá? Họ dạy chúng sự dũng cảm hay hèn nhát?

Cũng thật may là vẫn có một môi trường sư phạm khác, ngoài công lập, nhìn nhận đúng về hành động của em Toàn. Thái độ của ngôi trường này đối với em Toàn đáng để các thầy cô giáo của trường Long Thời suy ngẫm. Còn Song Toàn, em hãy cố lên. Tôi tin rằng em với bản chất trung thực, thẳng thắn, dũng cảm, em sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai”- độc giả Bằng Lăng chia sẻ.

Nhiều độc giả khác cũng cảm thấy buồn khi đọc tin Phạm Song Toàn phải chuyển trường, bởi đó là biểu hiện của sự trung thực, thẳng thắn bị cô lập và xa lánh.

“Tôi cho đây cũng là một thái độ, một cách bạo hành tập thể của nhà trường với em Toàn.

Tôi cũng từng là nạn nhân của sự giả dối, vụ lợi và tiêu cực trong trường học một thời. Hồi ấy chỉ vì không nghe và làm theo sự gian dối, tiêu cực trong thi cử mà tôi đã bị cô lập, ghét bỏ.

May mà tôi còn đủ bản lĩnh để đứng vững trong cuộc sống mặc dù chịu thiệt thòi nhiều quyền lợi chính đáng do sự trù úm và bè phái. Do vậy, khi vụ em Song Toàn xảy ra, tôi rất thương em ấy. Mong ngành giáo dục có giải pháp chấn chỉnh kịp thời và hiệu quả để bảo vệ những học sinh, giáo viên dũng cảm đứng lên đấu tranh chống cái sai, tiêu cực trong môi trường giáo dục” – độc giả Bùi Thị Đào tâm sự.

B. Hà
TIN LIÊN QUAN

Đáng lẽ "cô giáo im lặng" phải ra đi, chứ không phải Song Toàn

LÊ ANH ĐẠT |

Học sinh Phạm Song Toàn, sau khi nói lên những gì cần nói, đã ra đi khỏi nơi dạy mình những điều hay lẽ phải. Một diễn biến của câu chuyện học đường đáng suy ngẫm cả trong lẫn ngoài cổng trường học.

Em Phạm Song Toàn được tôn vinh ở trường mới: Chính trực và dũng cảm không gục ngã

QUANG ĐẠI |

Sau nghịch lý giáo viên vi phạm nghiêm trọng, nhiều tháng không giảng bài chưa bị kỷ luật, học sinh dũng cảm lên tiếng đã phải ra đi, ngành giáo dục nhận thêm “cú sốc” mới, khi học sinh này được trường mới tôn vinh.

Em Phạm Song Toàn đã phải nổi tiếng một cách bất đắc dĩ

Đào Bích |

Chỉ vì lên tiếng để đòi một quyền lợi chính đáng cho bản thân mình và các bạn mà em Phạm Song Toàn vô tình đã phải chịu đựng những áp lực, thiệt thòi và sự nổi tiếng bất đắc dĩ.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Đáng lẽ "cô giáo im lặng" phải ra đi, chứ không phải Song Toàn

LÊ ANH ĐẠT |

Học sinh Phạm Song Toàn, sau khi nói lên những gì cần nói, đã ra đi khỏi nơi dạy mình những điều hay lẽ phải. Một diễn biến của câu chuyện học đường đáng suy ngẫm cả trong lẫn ngoài cổng trường học.

Em Phạm Song Toàn được tôn vinh ở trường mới: Chính trực và dũng cảm không gục ngã

QUANG ĐẠI |

Sau nghịch lý giáo viên vi phạm nghiêm trọng, nhiều tháng không giảng bài chưa bị kỷ luật, học sinh dũng cảm lên tiếng đã phải ra đi, ngành giáo dục nhận thêm “cú sốc” mới, khi học sinh này được trường mới tôn vinh.

Em Phạm Song Toàn đã phải nổi tiếng một cách bất đắc dĩ

Đào Bích |

Chỉ vì lên tiếng để đòi một quyền lợi chính đáng cho bản thân mình và các bạn mà em Phạm Song Toàn vô tình đã phải chịu đựng những áp lực, thiệt thòi và sự nổi tiếng bất đắc dĩ.