Đê gốm sứ Sông Hồng: Đừng biến nghệ thuật thành rác

Minh Ánh |

"Biến rác thành nghệ thuật, đừng biến nghệ thuật thành rác", KTS Trần Huy Ánh, Uỷ viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận định khi nói về công trình gốm sứ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội tại đê sông Hồng.

Con đường gốm sứ từng là niềm tự hào của người dân Thủ đô Hà Nội bởi vẻ đẹp và chiều dài ấn tượng 3.850m chạy dọc qua nhiều tuyến phố.

Dù từng được ghi danh kỷ lục Guinness là “bức tranh ghép gốm dài nhất thế giới”, thế nhưng sau 13 năm, con đường gốm sứ nay chỉ như đống phế liệu. Sau 2 lần trùng tu lần lượt vào năm 2015 và 2017, tình trạng xuống cấp trầm trọng trên vẫn tiếp tục tái diễn.

Nhiều mảng gốm bị nứt vỡ, bong tróc.
Nhiều mảng gốm bị nứt vỡ, bong tróc.
Theo thời gian, con đường gốm sứ đã xuất hiện nhiều vết bong tróc, nham nhở.
Theo thời gian, con đường gốm sứ đã xuất hiện nhiều vết bong tróc, nham nhở.

Khu vực gần chợ Long Biên, con đường bị xâm lấn bởi các quán nước vỉa hè. Một bộ phận người vô gia cư tận dụng con đường làm nơi trú ngụ. Không chỉ vậy, nhiều điểm còn trở thành nơi tập kết rác thải của người dân.

 
Ảnh chụp tháng 3.2023. Ảnh: Hữu Chánh

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Lao Động có cuộc trao đổi ngắn với KTS Trần Huy Ánh - Uỷ viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

PV: Thưa KTS Trần Huy Ánh, sau 13 năm đưa vào sử dụng, ông có đánh giá như nào về giá trị cộng đồng mà con đường gốm sứ mang lại cho người dân Thủ đô. Tại sao con đường này lại nhanh chóng xuống cấp như vậy?

KTS Trần Huy Ánh: Trên thực tế, ngoài việc được ghi danh trong kỷ lục Guinness, con đường gốm sứ đê sông Hồng liên tục bị phàn nàn vì chất lượng xuống cấp về cả kỹ thuật và nghệ thuật.

Chúng ta biết rằng, sứ là chất liệu rất bền với thời gian. Tuy nhiên, con đường gốm sứ được cấu thành chủ yếu từ chất liệu gốm nhẹ lửa, được nung từ nhiệt độ thấp nên chất lượng khá thấp, màu sắc không có độ bền. Hơn nữa, bức tranh này được  thể hiện ở không gian ngoài trời, nơi có lượng phương tiện di chuyển qua lại lớn, không khí ô nhiễm, nên khả năng tồn tại bền vững của bức tranh là rất khó.

Nhiều mảng gốm bị phồng rộp, nứt vỡ, bong tróc, thậm chí còn bị ám khói do người dân đốt lửa ven đê.
Nhiều mảng gốm bị phồng rộp, nứt vỡ, bong tróc, thậm chí còn bị ám khói do người dân đốt lửa ven đê.

PV: Vậy đâu là bài học mà chúng ta rút ra được từ con đường gốm sứ này?

KTS Trần Huy Ánh: Tôi cho rằng, một tác phẩm nghệ thuật gửi đến cộng đồng phải được người sáng tác tính toán kỹ lưỡng những rủi ro mà sản phẩm nghệ thuật có thể gặp phải trong tương lai. Nếu không lường trước được thì những sản phẩm này sẽ có vòng đời ngắn, chi phí để trùng tu, tôn tạo cũng rất tốn kém.

PV: Vậy có giải pháp nào để tu bồ lại con đường này không thưa ông?

KTS Trần Huy Ánh: Nghệ thuật cộng đồng luôn có sức sống. Tuy nhiên, con đường gốm sứ chưa phải là nghệ thuật của cộng đồng nên sau một thời gian, con đường xuống cấp nghiêm trọng. Muốn tu tạo và khiến con đường gốm sứ có lại sức sống, rất cần sự tham gia của cộng đồng, cần kêu gọi các nghệ sĩ sáng tác, tổ chức các cuộc thi,... từ đó các nghệ sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tốt, sáng tạo nên những tác phẩm có nhiều giá trị hơn cho Thủ đô.

Xin cảm ơn KTS!

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Ngư dân lặn tìm được nhiều đĩa gốm sứ nghi cổ vật

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều ngư dân lặn tìm được nhiều đĩa gốm sứ nghi là cổ vật ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.

Pin Oxy-ion, giải pháp năng lượng an toàn sử dụng gốm sứ

Anh Vũ |

Các nhà nghiên cứu tại đại học TU Wien (Vienna, Áo) đã phát triển một loại pin oxy-ion mang tính đột phá, có độ bền vượt trội. Pin mới này loại bỏ nhu cầu sử dụng các nguyên tố hiếm và giải quyết vấn đề về nguy cơ hỏa hoạn, theo Scitech Daily.

Đấu giá bình gốm sứ triều đại nhà Thanh Trung Quốc

Song Minh |

Những chiếc bình gốm sứ triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) được mua với giá 25 USD tại cửa hàng tiết kiệm có thể được bán với giá hơn 60.000 USD.

Sẽ xử phạt nặng xưởng sản xuất giấy tiền gây ô nhiễm ở Thái Bình

TRUNG DU |

Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình vừa tổ chức họp với UBND huyện Đông Hưng, một số đơn vị liên quan về dự thảo báo cáo kết luận kiểm tra, phương án xử lý vi phạm đối với cơ sở sản xuất giấy tiền gây ô nhiễm môi trường tại thôn Hoành Từ, xã Đông Cường mà Báo Lao Động đã phản ánh.

Gây thất thoát gần 22 tỉ đồng, cựu Tổng giám đốc CNS bị tuyên án 5 năm tù

Anh Tú |

TP Hồ Chí Minh - Chiều 31.5, HĐXX TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Chu Tiến Dũng, 61 tuổi, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV (CNS) và 9 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Đối thủ của đồng USD trong dự trữ toàn cầu

Ngọc Vân |

Thay vì đồng USD, hiện phần lớn các ngân hàng trung ương toàn cầu kỳ vọng vàng là tài sản dự trữ chính.

Ông chủ tòa nhà dát vàng nói về 500 ngày xin chủ trương làm nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Dù có sẵn 2 mảnh đất tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình - cho biết, phải mất hơn 500 ngày mới được cấp chủ trương đầu tư dự án làm nhà ở xã hội cho một khu đất.

Từ 1.7, xe máy, ôtô sẽ có số định danh

PHƯƠNG ANH |

Theo kế hoạch mới nhất của Bộ Công an, sau ngày 1.7 sẽ tiến hành triển khai thí điểm biển số định danh dành cho ôtô, xe máy.

Ngư dân lặn tìm được nhiều đĩa gốm sứ nghi cổ vật

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều ngư dân lặn tìm được nhiều đĩa gốm sứ nghi là cổ vật ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.

Pin Oxy-ion, giải pháp năng lượng an toàn sử dụng gốm sứ

Anh Vũ |

Các nhà nghiên cứu tại đại học TU Wien (Vienna, Áo) đã phát triển một loại pin oxy-ion mang tính đột phá, có độ bền vượt trội. Pin mới này loại bỏ nhu cầu sử dụng các nguyên tố hiếm và giải quyết vấn đề về nguy cơ hỏa hoạn, theo Scitech Daily.

Đấu giá bình gốm sứ triều đại nhà Thanh Trung Quốc

Song Minh |

Những chiếc bình gốm sứ triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) được mua với giá 25 USD tại cửa hàng tiết kiệm có thể được bán với giá hơn 60.000 USD.