Dạy nữ công gia chánh trong trường học ở Huế: Nam sinh có được học?

Bạn đọc Quế Chi |

Nghe thông tin thí điểm khôi phục việc dạy nữ công gia chánh tại trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế), một câu hỏi bỗng dấy lên trong tôi: Nam sinh có được theo học bộ môn này?

Đây là một câu hỏi thoạt tiên có vẻ khá… buồn cười, vì tự tên gọi môn học này (nữ công gia chánh) đã trả lời: Đây là một bộ môn chỉ dành cho nữ giới. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi mang tính chất nghiêm túc, bởi đó không chỉ là chuyện môn học, mà còn liên quan đến định kiến giới, bình đẳng giới.

Trong quan niệm của không ít người, nấu nướng, nội trợ… là việc của phụ nữ. Theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế (ILO) mới đây, tại Việt Nam, hầu hết phụ nữ dành một quỹ thời gian nhất định cho việc nhà, trong khi tỷ trọng này ở nam giới là thấp hơn và có đến gần 20% nam giới cho biết không hề dành chút thời gian nào cho việc phụ giúp việc nhà. Trong số những người tham gia làm việc nhà, phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một tuần, nam giới là 10,7 giờ.

Bên cạnh đó, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”; đàn ông là phải “chọc trời khuấy nước mặc dầu”, đàn bà thì “nâng khăn sửa túi”; đàn ông phải mạnh mẽ, ăn to nói lớn, đàn bà phải nhẹ nhàng, dịu dàng… vẫn là nếp nghĩ đã ăn sâu của không ít người.

Điều đáng mừng là phong trào bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người cũng đang đấu tranh để chống định kiến giới, bởi đó là rào cản cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

Ngày nay, nhiều người đã coi việc nhà, chăm sóc con… không phải chỉ dành cho phụ nữ, mà còn là công việc của nam giới. Đó không phải là giúp đỡ giới nữ, mà chính là làm phần việc của mình. Đồng thời, ở ngoài xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ đóng góp vai trò của mình. Giới nữ ngày nay đã tham gia vào gần như mọi lĩnh vực của xã hội, và thực tế cho thấy, họ đạt được những thành tựu không kém gì những người khác giới.

Trở lại câu chuyện về thí điểm dạy môn nữ công gia chánh Trường THPT Hai Bà Trưng tại TP Huế. Được biết, trước đây, tiền thân của trường là Trường Nữ trung học Đồng Khánh. Như vậy, môn học đang được đề xuất đưa trở lại này trước đây chỉ dạy cho nữ sinh. Hiện tại, qua tìm hiểu, được biết, trường có cả nam sinh, vậy môn học này có dành cho cả nam sinh hay không?

Như đã nói ở trên, việc nhà (trong đó có nấu ăn) trong quan niệm tiến bộ ngày nay không chỉ dành riêng cho giới nữ nữa. Nam giới cũng rất cần những kiến thức, kỹ năng về xây dựng cuộc sống gia đình. Văn hóa ứng xử, tác phong rất cần cho phụ nữ, thì nam giới cũng vậy.

Còn nếu nói ở góc độ lớn hơn, là giữ gìn văn hoá truyền thống của Huế, thì chắc chắn một điều, công việc đó phải là công sức của tất cả người dân Huế, không phân biệt giới tính nào!

Giả sử có những nam sinh muốn tham gia môn học này thì sao? Tôi rất muốn được nghe câu trả lời này, dù biết, nếu thực tế nam sinh có được học đi chăng nữa thì định kiến giới, dư luận vẫn là một rào cản lớn. Không ít người sẽ đàm tiếu: Nam giới ai lại đi học nữ công gia chánh?.

Phải chăng, nên tìm một tên gọi khác, tránh tính định kiến giới như cái tên nữ công gia chánh; đồng thời cho học sinh của trường, không phân biệt giới tính, sự lựa chọn: Ai cũng có thể tham gia học, (nhất là khi học nấu các món ăn truyền thống, công việc nội trợ… chẳng hạn). Như vậy cũng là một cách để thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần xây dựng những kỹ năng, kiến thức trong cuộc sống gia đình của cả nam và nữ, cũng như lan toả quan niệm tiến bộ trong giới trẻ về vấn đề này.

Bạn đọc Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Thừa Thiên - Huế thí điểm dạy nữ công gia chánh trong trường học

PHÚC ĐẠT |

Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế vừa thống nhất thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ: Lắng nghe đàn ông lên tiếng về bình đẳng giới

Thanh Hà |

Tối 8.3, nhân ngày Quốc tế phụ nữ 2021, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức ra mắt sự kiện #globalguytalk (tạm dịch: “Khi đàn ông lên tiếng”) tại Việt Nam.

Tổ chức Lao động Quốc tế: COVID-19 tạo thêm những bất bình đẳng giới mới

Linh Nguyên |

ILO tại Việt Nam kêu gọi phụ nữ và nam giới thay đổi tư duy nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thừa Thiên - Huế thí điểm dạy nữ công gia chánh trong trường học

PHÚC ĐẠT |

Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế vừa thống nhất thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ: Lắng nghe đàn ông lên tiếng về bình đẳng giới

Thanh Hà |

Tối 8.3, nhân ngày Quốc tế phụ nữ 2021, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức ra mắt sự kiện #globalguytalk (tạm dịch: “Khi đàn ông lên tiếng”) tại Việt Nam.

Tổ chức Lao động Quốc tế: COVID-19 tạo thêm những bất bình đẳng giới mới

Linh Nguyên |

ILO tại Việt Nam kêu gọi phụ nữ và nam giới thay đổi tư duy nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động.