Đẩy lùi dịch COVID-19: Nguy cơ đổ bể chỉ vì những người ý thức kém

Trần Kiều |

Người trốn khỏi khu cách ly, kẻ lại không thành thật khi khai báo y tế đã khiến cho bao công sức cố gắng, nỗ lực đẩy lùi dịch COVID-19 phải đối diện với nguy cơ đổ bể. Theo dõi thông tin ấy, cả xã hội không khỏi lo lắng và tức giận.

Ngày 29.3, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đã phát đi thông báo khẩn gửi các cơ quan chức năng về việc phối hợp truy tìm nam thanh niên tên L.V.V (sinh năm 1991, quê Sóc Trăng) từ Campuchia về nước (ngày 19.3), chưa xét nghiệm COVID-19 nhưng đã tự ý bỏ trốn khỏi nơi cách ly tập trung.

Cùng ngày, Bộ Y tế thông báo Thái Nguyên có một ca nhiễm COVID-19 là ca bệnh số 178. Bệnh nhân được xác định là H.T.N (44 tuổi, nữ nhân viên Công ty Trường Sinh – chuyên cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai).

Nhập Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ với triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nhưng bệnh nhân này đã không thành thật khi khai báo “trong 2 tuần vừa rồi không đi đâu, chỉ ở nhà, bị đau đầu nên đến viện khám”. Mặc dù trước đó, chiều 27.3 bệnh nhân này đã đi xe khách từ Bệnh viện Bạch Mai về thị trấn Đại Từ (Thái Nguyên).

Việc không khai báo y tế thành thật của bệnh nhân này đã khiến cho 38 người khác phải cách ly; đồng thời 182 người tiếp xúc vòng 2 với bệnh nhân được liệt vào danh sách theo dõi cách ly.

Cả hai trường hợp trên được cộng đồng ví như những con sâu bỏ rầu nồi canh trong nỗ lực chống “giặc” COVID-19. Bởi, chính hành vi gian dối và thái độ thiếu hợp tác của cả hai trường hợp trên đã khiến cho cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 của cả xã hội thêm muôn phần khó khăn. Thậm chí, nhiều người không khỏi lo ngại trước nguy cơ đổ bể toàn bộ công sức đã bỏ ra trong cuộc chiến này.

“Công sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân nỗ lực bao nhiêu, chỉ cần một vài người như thế này là đổ xuống sông, xuống biển hết” – bạn đọc Trường Giang bức xúc. Và đó cũng là suy nghĩ của bạn đọc Phạm Hạnh khi cho rằng: “Những người như thế này sẽ gây tổn thất nhiều nghìn tỉ, tốn nhiều nhân lực, đe dọa tính mạng nhiều con người. Lúc này phải chăng cần tính đến xử lý hình sự?”.

Không khó để lý giải cho những bức xúc trên. Trong bối cảnh chung hiện nay, sự thờ ơ và thái độ vô trách nhiệm không khiến bất kỳ ai vô can. Chính vì vậy, bạn đọc Đức Triệu nói: “Nên xử lý nghiêm những trường hợp trốn cách ly và không tự cách ly từ trước. Còn đối với hành vi gian dối khi khai báo y tế thì càng cần xử lý nghiêm hơn. Có lẽ, chỉ còn cách xử phạt thật nặng những người này thì mới có sức răn đe và làm gương cho mọi người khác”.

Đồng quan điểm, bạn đọc Phương Trang cho hay: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Công an và Bộ Y tế phối hợp xử lý nghiêm bệnh nhân số 178 để răn đe nhiều người khác. Thế mới thấy hành vi gian dối của bệnh nhân này đã gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào vào thời điểm hiện tại. Nhất định đây sẽ là án lệ để bất kỳ ai nhìn vào đều phải sợ mà tự ý thức nâng cao trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân. Còn trường hợp trốn cách ly cũng cần phải xử thật nặng thì mới có sức răn đe toàn xã hội”.

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

Không đeo khẩu trang, "cưỡng hôn", sàm sỡ: Lại là mức phạt 200.000 đồng

Minh Bằng |

Một phụ nữ tại Hà Nội vừa bị lực lượng chức năng phạt 200.000 đồng với lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng. Đây được cho là cá nhân đầu tiên bị phạt hành chính vì lỗi này nhưng mức phạt 200.000 đồng, nghe rất quen và chung một điểm là…quá nhẹ.

Xuất hiện trào lưu đặt slogan theo tên về việc hạn chế đi lại

TUỆ NHI |

"Tôi là Anh, chỉ đi loanh quanh trong nhà", "Em là Trang, COVID, em hứa không đi lang thang", "Tôi là Thái, ở nhà chơi với cháu gái"... hàng loạt slogan theo tên người dùng mạng xã hội kêu gọi người dân hạn chế đi ra đường đang tạo một hot trend mới trên mạng xã hội.

Các hàng quán xoay xở tìm cách thích nghi khi phải đóng cửa phòng dịch

Trần Kiều |

Thực hiện theo nội dung chỉ đạo của thành phố, hàng loạt các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại Hà Nội tiến hành đóng cửa tạm thời để phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, các chủ nhà hàng phải xoay xở tìm cách thích nghi, tính toán chuyển đổi phương thức kinh doanh để đảm bảo có nguồn thu.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Không đeo khẩu trang, "cưỡng hôn", sàm sỡ: Lại là mức phạt 200.000 đồng

Minh Bằng |

Một phụ nữ tại Hà Nội vừa bị lực lượng chức năng phạt 200.000 đồng với lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng. Đây được cho là cá nhân đầu tiên bị phạt hành chính vì lỗi này nhưng mức phạt 200.000 đồng, nghe rất quen và chung một điểm là…quá nhẹ.

Xuất hiện trào lưu đặt slogan theo tên về việc hạn chế đi lại

TUỆ NHI |

"Tôi là Anh, chỉ đi loanh quanh trong nhà", "Em là Trang, COVID, em hứa không đi lang thang", "Tôi là Thái, ở nhà chơi với cháu gái"... hàng loạt slogan theo tên người dùng mạng xã hội kêu gọi người dân hạn chế đi ra đường đang tạo một hot trend mới trên mạng xã hội.

Các hàng quán xoay xở tìm cách thích nghi khi phải đóng cửa phòng dịch

Trần Kiều |

Thực hiện theo nội dung chỉ đạo của thành phố, hàng loạt các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại Hà Nội tiến hành đóng cửa tạm thời để phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, các chủ nhà hàng phải xoay xở tìm cách thích nghi, tính toán chuyển đổi phương thức kinh doanh để đảm bảo có nguồn thu.