"Đang yên đang lành thì tự nhiên... Tết"

Thiều Trang |

Tết - mỗi năm chỉ có một lần và đáng để mong chờ, thế nhưng vì áp lực công việc, vì những nỗi ám ảnh riêng, nhiều người dễ dàng buông câu cảm thán “đang yên đang lành, tự nhiên Tết”.

"Nấu cơm - rửa bát... rồi lại nấu cơm - rửa bát"

Với nhiều người, Tết là dịp gác lại những bộn bề lo toan của cuộc sống, trở về nhà đoàn tụ, sum họp cùng các thành viên trong gia đình, quây quần bên mâm cơm tất niên, kể cho nhau nghe những chuyện cũ và chia sẻ dự định trong năm mới. Nhưng với chị Lê Thị Tình (31 tuổi, quê Thanh Hóa), sau 5 năm làm dâu chị đã thốt lên "nỗi ám ảnh" mỗi khi nhắc đến Tết Nguyên đán.

Là dâu trưởng trong gia đình, mỗi dịp sum họp, chị Tình "đếm vội" cũng phải chuẩn bị 4 mâm cơm. Vì vậy, những công việc chuẩn bị cho Tết phải rục rịch sắm sửa từ đầu tháng Chạp. Chị phải chọn gạo nếp ngon, đỗ xanh mẩy hạt, hạt tiêu, nấm hương, măng khô... các loại gia vị từ sớm. Chưa kể bánh kẹo, rượu thuốc, bia, nước ngọt cũng phải chuẩn bị để mang về quê.

28 Tết, vợ chồng con cái dắt díu nhau về quê ăn Tết. Tiếp đó là "đại hội dọn nhà" sẽ bắt đầu từ khi gia đình đặt chân về nhà. Theo thông lệ, 29 Tết, nhà chồng chị thịt lợn, gói bánh chưng, giò chả, nấu thịt đông,... để mang đi biếu và phục vụ cho những ngày Tết. "Từ sáng sớm đến đêm muộn không ngơi tay" - chị Tình nhớ lại.

Mâm cơm tất niên của gia đình chị
Mâm cơm tất niên của gia đình chị Tình. Ảnh: NVCC

Sáng 30, chị chính thức được "biên chế" việc bếp núc, "chôn chân" tại bếp để nấu cơm tất niên. Chiều 30 vội vàng dọn dẹp, chuẩn bị đồ cúng giao thừa, đêm 30 sẵn sàng thức ăn, đồ dùng cho mâm cúng ngày mồng 1. Quanh đi quẩn lại pháo hoa đã bắn, giao thừa đã qua.

Ngày mở đầu năm mới, khi mọi người vui vẻ đi chúc Tết họ hàng, chị Tình lại tất bật với mâm cơm cúng. Suốt mấy ngày Tết, sáng nào chị cũng dậy sớm, quanh quẩn trong bếp, nấu cỗ - bày cỗ - dọn cỗ.

"Nhà tôi có truyền thống, mồng một khách đến nhà là phải ăn cơm. Khách đến là dọn mâm, ngồi xuống phải ăn. Vậy là cả ngày hết đoàn khách này đến đoàn khách khác, mâm này chưa kịp thu đã phải lo bày ra mâm khác. Thật sự, 3 ngày Tết là nỗi ám ảnh của tôi, tôi bị xoay vòng trong nấu cơm - rửa bát - nấu cơm - rửa bát" - chị Tình thở dài ngao ngán.

"Deadline đè nặng"

Với Kim Nhung (23 tuổi, quê Thái Bình), Tết là chuỗi ngày "đua deadline" (thời hạn hoàn thành một công việc, nhiệm vụ). Nhung cho biết, cứ vào khoảng thời gian cuối năm, các công ty tất bật chạy đua nước rút để kịp tiến độ và đạt chỉ tiêu. Vì thế, công việc sát Tết căng thẳng hơn bao giờ hết.

"Rất nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành, hoàn thiện báo cáo tổng kết, chạy KPI,... Dịp này, tất cả mọi người phải dốc cạn sức lực để tăng ca, đẩy hiệu suất làm việc để kịp tiến độ công việc" - Nhung nói.

Kim Nhung
Với Kim Nhung, Tết là chuỗi ngày "đua deadline". Ảnh: NVCC

Chưa kể, cuối năm còn là dịp để tổng kết nợ nần, hoàn thiện kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, trước khi đón Tết, câu chuyện về bao áp lực trong năm cũ khiến bạn trẻ thầm mong “thôi từ từ hãy Tết”.

"Cả năm qua dịch bệnh khiến công việc bấp bênh, cuộc sống đảo lộn, tâm sinh lý cũng thay đổi. Mình cảm thấy bản thân chưa làm được gì mà đã đến Tết. Chỉ mong có thêm thời gian để hoàn thiện nốt dự định, từ từ hãy đến Tết có được không?" - Nhung thở dài.

"Một vạn câu hỏi vì sao"

Các bạn trẻ mới ra trường còn chịu đủ áp lực, thời điểm Tết đến xuân về khiến nhiều người mệt mỏi và suy nhược vì đủ thứ chuyện. Lương thưởng chưa thấy, công việc cuối năm ngập ngụa, chuyện biếu Tết bề trên, mua sắm cho bản thân cũng trở nên mệt mỏi. Đặc biệt những câu hỏi "kém duyên" khiến họ phải thốt lên "Đang yên đang lành tự nhiên Tết".

Nguyễn Hương Xuân (23 tuổi, làm việc tại Hà Nội) ngao ngán khi nghĩ đến những câu hỏi của người thân, hàng xóm: "Chưa dắt bạn trai về à?", "Bao giờ lấy chồng", "Đã tìm được việc chưa?", "Lương tháng bao nhiêu", "Sao dạo này béo thế?",...

"Có thể những câu hỏi đó thể hiện sự quan tâm với mình nhưng việc bị hỏi lặp đi lặp lại trong ngày Tết khiến mình mệt mỏi và không muốn trả lời. Đó là chuyện riêng tư nên trở thành kém duyên.

Tất nhiên Tết đến thì mình vẫn vui, háo hức vì được về với bố mẹ, được nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng khó ở và chỉ muốn gào lên đang yên đang lành lại Tết" - Xuân nói.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

"Thắt lưng buộc bụng cả năm nhưng vẫn lo không có tiền tiêu Tết"

Vân Trang |

“Đang yên đang lành lại đến Tết” là câu cửa miệng của nhiều người giữa đại dịch COVID-19, khi cả năm "thắt lưng buộc bụng" cũng không đủ tiền chi tiêu sinh hoạt, đừng nói đến tiền tiêu Tết.

Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Thiều Trang |

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.

Có 25 triệu, giới trẻ vẫn sợ không đủ tiêu cho Tết Nguyên đán

Vân Trang |

Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề, nhiều bạn trẻ bắt đầu xây dựng kế hoạch mua sắm, chi tiêu và quản lý tài chính dịp Tết. Có người dự định cắt giảm tối đa những khoản không cần thiết, nhiều người dồn lực sắm sửa cho gia đình và "mang tiền về cho mẹ".

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

"Thắt lưng buộc bụng cả năm nhưng vẫn lo không có tiền tiêu Tết"

Vân Trang |

“Đang yên đang lành lại đến Tết” là câu cửa miệng của nhiều người giữa đại dịch COVID-19, khi cả năm "thắt lưng buộc bụng" cũng không đủ tiền chi tiêu sinh hoạt, đừng nói đến tiền tiêu Tết.

Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Thiều Trang |

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.

Có 25 triệu, giới trẻ vẫn sợ không đủ tiêu cho Tết Nguyên đán

Vân Trang |

Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề, nhiều bạn trẻ bắt đầu xây dựng kế hoạch mua sắm, chi tiêu và quản lý tài chính dịp Tết. Có người dự định cắt giảm tối đa những khoản không cần thiết, nhiều người dồn lực sắm sửa cho gia đình và "mang tiền về cho mẹ".