Đắng cay kế toán trường học "đầu đội chứng từ, vai mang sổ sách"

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Mỗi lần họp lớp, được bạn bè hỏi thăm về công việc, tiền lương, bạn đọc Chu Thảo với 16 năm làm nhân viên kế toán trường học không dám trả lời. Bởi, mỗi khi chị chia sẻ, ít ai tin rằng, mức thu nhập của một kế toán lại thấp đến như thế. Câu chuyện này thành chuyện đùa vui trong mắt mọi người.

Chị Thảo kể, từ ngày bắt đầu làm nhân viên kế toán trường học, chị chưa bao giờ xóa được tên trong danh sách vay ngân hàng. Lương 1 tháng chưa tròn 6 triệu đồng vừa đổ về tài khoản đã trả sạch sành sanh, bởi trước đó chị phải vay mượn để trang trải cuộc sống.

"Cứ lấy chỗ này vá chỗ kia, cuộc sống luôn thiếu thốn đủ đường. Những lúc thấy đồng nghiệp viết đơn xin nghỉ việc, tôi thấy tủi thân biết bao cho một cái nghề!" - bạn đọc viết.

Công việc mỗi ngày một nhiều, các khoản thu chi, phần mềm cũng cứ thế mà ra đời; chế độ dành cho giáo viên, học sinh thì ngày càng phức tạp. Công việc của kế toán vốn đã vất vả lại kiêm cả văn thư, thư viện... Công việc tăng, trách nhiệm trên vai chị cũng theo đó nhiều lên như câu nói mà nhân viên kế toán vẫn thường than thở với nhau: "Đầu đội chứng từ, vai mang sổ sách".

Giáo viên này nghỉ sẽ có giáo viên khác dạy thay nhưng kế toán nghỉ thì không ai có thể thay thế. Trách nhiệm lớn, áp lực cao, hồ sơ chứng từ "bám" quanh năm, suốt tháng. Chưa kể vài năm, nhân viên kế toán trường học phải luân chuyển một lần. Nhân viên kế toán đều phải tự mày mò với thông tin, văn bản, chế độ mới áp dụng cho từng đơn vị.

"Mắt ngày càng yếu, lưng ngày càng đau, trong đầu chỉ luôn luôn nghĩ đến công việc bất chấp ngày nghỉ. Mỗi khi có đoàn thanh tra, công văn yêu cầu báo cáo, hô gấp là kế toán phải có mặt. Nếu không có động viên về lương, phụ cấp, không có chia sẻ về mặt tinh thần từ Ban Giám hiệu nhà trường thì liệu đội ngũ nhân viên kế toán còn thiết tha gắn bó tâm huyết, cống hiến cùng sự nghiệp giáo dục nước nhà hay không?" - chị Thảo đặt câu hỏi.

Bức xúc hơn ở chỗ, những người thiếu hiểu biết thường cho rằng: "Kế toán giàu lắm!". Theo chị, kế toán không thể tự chi, tự mua bất kỳ một tài sản nào trong trường học, càng không được phép ký kết bất kỳ hợp đồng gì. Kế toán có "lậu" hay không, hiệu trưởng là người biết rõ nhất.

"Giàu thủ kho, no thủ quỹ", nhưng theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán: Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán thì không được làm kế toán. Vậy, kế toán giàu ở đâu khi lương chỉ có thế?

Dịch COVID-19, kế toán là người thực hiện chi trả lương, chế độ cho nhân viên, giáo viên và học sinh. Nhưng cả một thời gian dài đằng đẵng bủa vây bởi dịch bệnh, một câu khen ngợi chị cũng không nhận được, chưa nói đến biểu dương, khen thưởng.

"Khi bước chân vào nghề, đã xác định là gắn bó lâu dài, sẽ cố gắng hết mình, lấy cái tâm để làm việc, làm hết trách nhiệm với nghề. Vì nếu ai cũng từ bỏ công việc này, liệu trường học hoạt động ra sao và hệ quả như thế nào?

Cũng không biết nói gì thêm, tôi chỉ mong sao lãnh đạo cấp trên hiểu được sự chia sẻ chân thành của những đồng nghiệp kế toán trường học. Chúng tôi mong mỏi có thêm động lực, có thêm tâm huyết hơn, gắn bó cùng đội ngũ giáo viên nhà trường lâu hơn, để quyết tâm thực hiện tốt quốc sách giáo dục của nước nhà.

Cảm ơn Báo Lao Động vừa qua đã thẳng thắn chia sẻ những nỗi khó khăn cho đội ngũ nhân viên làm việc tại trường học; đồng cảm ơn những ai đã thấu hiểu, yêu thương, thông cảm, sẻ chia thực tế về chế độ của chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng buồn lắm với những ai không hiểu biết mà buông lời không hay cho nhân viên kế toán trường học!" - chị Thảo giãi bày.

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Lương kế toán trường học thâm niên 12 năm chỉ hơn giáo viên tập sự 500.000 đồng

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Dù có thâm niên 12, 15 hay thậm chí 20 năm làm nhân viên kế toán trường học, nhiều bạn đọc cũng không khỏi tủi thân, chạnh lòng khi mức lương tháng họ nhận được không bằng giáo viên tập sự.

Lương thấp, nhân viên kế toán trường học vẫn không dám nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc là nhân viên kế toán trường học gửi tâm tư, nguyện vọng đến Báo Lao Động sau loạt bài "Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục".

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành giáo dục: Viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành

NHÓM PV |

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" được tổ chức đầu tháng 8 đã khiến những bức xúc bấy lâu của viên chức kế toán trường học vỡ oà. Sự bất cập trong chính sách về tiền lương, các khoản phụ cấp và việc nâng ngạch khiến họ như bị bỏ rơi trong chính “ngôi nhà giáo dục” của mình.

Những bác sĩ giành sinh mạng từ hủ tục chôn sống con theo mẹ chết

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Cướp giành, có lẽ là từ chính xác nhất để tả về hành động của những y bác sĩ đang công tác tại các trạm y tế của huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khi họ đã cứu sống và nhận nuôi những đứa trẻ bị dân làng xem là con “ma rừng”- những đứa trẻ đúng ra đã bị chôn sống theo người mẹ qua đời vì một hủ tục ngàn đời.

Tin 20h: Người dân ở chung cư phải mua nước đóng chai để sinh hoạt

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 16.10: Người dân ở chung cư phải mua nước đóng chai để nấu cơm, rửa mặt; Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dự kiến giảm 2.200 đồng/lít; Bắc Ninh vượt TPHCM, vươn lên dẫn đầu cả nước về xuất khẩu;...

Và họ cùng nhau nuôi dạy những con "ma rừng” thành người có ích

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Không chỉ dành cướp sinh mạng từ hủ tục chôn sống con theo cái chết của mẹ như chúng tôi đã kể ở kỳ trước, những y bác sĩ như Nguyễn Thanh Hải, Hồ Thị Hiếu còn coi những con "ma rừng" như con ruột của mình và vượt qua khó khăn, sự kỳ thị... để nuôi nấng, dạy dỗ chúng đã và đang trở thành những con người có ích cho xã hội.

Xe quá tải chạy qua, cầu bị lún thiệt hại 5 tỉ đồng

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Chiếc xe có trọng lượng gần 18 tấn, chở theo số lượng hàng hoá, tổng cộng xe và hàng trên 31 tấn. Khi đi qua gây lún mặt cầu, làm thay đổi kết cấu thành cầu. Thiệt hại vật chất lên đến 5 tỉ đồng.

Xử lý nghiêm vi phạm vụ 2 người tử vong sau khi uống sữa ở Tiền Giang

Lệ Hà |

Liên quan đến vụ 2 người tử vong nghi ngộ độc sau khi uống sữa tại Tiền Giang, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đình chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm sữa nghi ngờ ngộ độc (nếu phát hiện) và công khai kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lương kế toán trường học thâm niên 12 năm chỉ hơn giáo viên tập sự 500.000 đồng

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Dù có thâm niên 12, 15 hay thậm chí 20 năm làm nhân viên kế toán trường học, nhiều bạn đọc cũng không khỏi tủi thân, chạnh lòng khi mức lương tháng họ nhận được không bằng giáo viên tập sự.

Lương thấp, nhân viên kế toán trường học vẫn không dám nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc là nhân viên kế toán trường học gửi tâm tư, nguyện vọng đến Báo Lao Động sau loạt bài "Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục".

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành giáo dục: Viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành

NHÓM PV |

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" được tổ chức đầu tháng 8 đã khiến những bức xúc bấy lâu của viên chức kế toán trường học vỡ oà. Sự bất cập trong chính sách về tiền lương, các khoản phụ cấp và việc nâng ngạch khiến họ như bị bỏ rơi trong chính “ngôi nhà giáo dục” của mình.