Dân ở Quảng Nam tái định cư nhiều năm vẫn khát nước sạch, phải dùng nước phèn

Hoàng Bin |

Hằng trăm hộ dân tại huyện Duy Xuyên, Quảng Nam được bố trí đất tái định cư nhưng không đảm bảo điều kiện hạ tầng thiết yếu, thiếu điện đường, khát nước sạch… Người dân lo ngại khi phải sử dụng nước phèn, ô nhiễm thời gian dài.

Khổ sở vì thiếu nước sạch

Về sống trong khu tái định cư Lệ Sơn tại xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên đã hơn 4 năm, nhưng gia đình anh Lê Trung Kiên vẫn chật vật bởi thiếu nước sạch.

Việc người dân sử dụng nước nhiễm phèn dù đã về nơi tái định cư mới là thực tế bất cập, tồn tại kéo dài ở các khu TĐC trên địa bàn huyện Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay. Ảnh Hoàng Bin
Việc người dân sử dụng nước nhiễm phèn dù đã về nơi tái định cư mới là thực tế bất cập, tồn tại kéo dài ở các khu tái định cư trên địa bàn huyện Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay. Ảnh Hoàng Bin

Theo anh Kiên, để có nước sử dụng, gia đình đã khoan giếng bơm hơn 15m nhưng nước vẫn nhiễm phèn nặng và bốc mùi tanh, nồng nặc, nên không ai dám uống. Nước giếng bơm trực tiếp chủ yếu để tưới cây, rửa chén, nếu giặt quần áo thì bị bám phèn đỏ quạch.

Theo khảo sát của phóng viên Lao Động, để có nước sinh hoạt, người dân phải chi thêm tiền mua nước bình, hộ nào có điều kiện thì mua máy lọc nước, nhưng đồ đạc, máy móc cũng nhanh hư hỏng vì nhiễm phèn, mặn.

Không chỉ nước sạch, tình trạng lõm điện đường khiến người dân ở các Khu TĐC ở Duy Xuyên, Quảng Nam gặp khó khăn trong việc đi lại. Ảnh Hoàng Bin
Tình trạng lõm điện đường, có trụ nhưng không có bóng đèn khiến người dân ở các khu tái định cư ở Duy Xuyên, Quảng Nam gặp khó khăn trong việc đi lại. Ảnh: Hoàng Bin

Ngoài tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, vào ban đêm, nhiều khu tái định cư tại 2 xã Duy Hải, Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên như tách biệt hoàn toàn thế giới bên ngoài, vì không có điện đường chiếu sáng, đường sá tối tăm, dân đi lại rất nguy hiểm.

Bất cập so với chủ trương chung

Theo lãnh đạo xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, chủ trương chung của Nhà nước là khi bố trí người dân về nơi ở mới, thì điều kiện sống phải bằng hoặc tốt hơn ở nơi ở cũ. Tuy nhiên, thực tế ở địa phương đang tồn tại nhiều bất cập kéo dài.

“Cơ sở hạ tầng ở các khu tái định cư hiện chưa được đảm bảo. 2 khu tái định cư Nồi Rang 1 và Lệ Sơn 1 được đầu tư từ năm 2011 đến nay, cơ sở vật chất, đường sá cống rãnh thoát nước chưa đảm bảo”, ông Diệp Tấn Lực – Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa cho biết.

Được bố trí hơn 800 lô tái định cư nhưng người dân Duy Xuyên, Quảng Nam không mặn mà vào ở vì Khu TĐC không đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Trong ảnh, nguồn nước từ giếng bơm tại địa phương bị nhiễm phèn nặng. Ảnh Hoàng Bin.
Được bố trí hơn 800 lô tái định cư nhưng người dân không mặn mà vào ở vì khu tái định cư không đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Trong ảnh, nguồn nước từ giếng bơm tại Duy Xuyên bị nhiễm phèn nặng. Ảnh: Hoàng Bin.

Theo UBND huyện Duy Xuyên, để phục dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An và một số dự án khác trên địa bàn, tỉnh Quảng Nam đã giao công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam (Công ty KHCL) đầu tư xây dựng 5 khu tái định cư gồm: Khu tái định cư Nồi Rang, khu tái định cư Duy Hải (giai đoạn 2, 3), khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư ven biển Bình Dương với tổng diện tích gần 240ha.

Số lô đã bố trí tái định cư tính đến cuối tháng 5.2022 là 881 lô, tuy nhiên, thực tế đến nay chỉ có chưa tới 50% hộ dân thuộc diện tái định cư nói trên vào sinh sống tại các khu tái định cư này do thiếu hụt hạ tầng thiết yếu, điều kiện sinh sống không đảm bảo.

Người dân và chính quyền tại Duy Xuyên, Quảng Nam lên tiếng về điều kiện sống không đảm bảo tại các khu tái định cư. Clip: Hoàng Bin

Trả lời phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Hồng Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết:

“Khi xây dựng các khu tái định cư từ nguồn đầu tư công thì Nhà nước không đầu tư hạng mục điện, nước sạch mà để cho ngành điện lực và công ty nước sạch đầu tư. Nhưng trong quy chế phối hợp với các doanh nghiệp điện, nước thì họ yêu cầu phải bố trí dân cư sinh sống tối thiểu 50% thì mới tiếp tục đầu tư đấu nối hệ thống. Do đó, đây là điều bất cập vô cùng”.

Ông Nguyễn Hồng Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Chúng tôi đã thấy được vấn đề bất cập này và vừa qua đã hỗ trợ thêm cho huyện Núi Thành, huyện Duy Xuyên hàng chục tỉ đồng từ nguồn sử dụng đất để các địa phương này tiếp tục đầu tư phần điện đường, nước sạch ở các khu tái định cư mà hiện nay chưa có để phục vụ người dân”.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Hàng chục người xuyên đêm tìm kiếm người mất tích khi tắm biển Tam Thanh

Hoàng Bin |

Nhiều lực lượng, phương tiện tàu thuyền, cano được huy động tìm kiếm nam thanh niên mất tích khi tắm biển Tam Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam) từ chiều 17.7 đến nay vẫn chưa có kết quả.

Cán bộ địa chính xã tại Quảng Nam lừa đảo 35 tỉ đồng

Hoàng Bin |

Lợi dụng vị trí công tác, một cán bộ địa chính xã tại Quảng Nam đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 35 tỉ đồng của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai tại địa phương.

Nhiều hộ dân khu tái định cư ở Quảng Nam bị treo sổ đỏ

Hoàng Bin |

Nhiều khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã ổn định dân cư từ 10 - 20 năm, nhưng hàng trăm hộ dân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), gây khó khăn kéo dài, khiến người dân bức xúc.

Người kinh doanh “ôm” biển số xe đẹp vội vàng xả lỗ vì lo biển theo người

Tùng Giang |

Trước thời điểm diễn ra việc cấp và quản lý biển số theo mã định danh của chủ phương tiện, nhiều người kinh doanh biển số xe đẹp vội vàng xả lỗ vì lo biển xe sẽ được định danh theo người.

Bị cáo vụ chuyến bay giải cứu: Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho

Việt Dũng |

Hà Nội - Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky cùng với cấp phó được xác định đưa hối lộ nhiều nhất vụ chuyến bay giải cứu, tự bào chữa cho rằng, doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho.

Showroom K-Super của Phan Công Khanh được tháo dỡ trả lại mặt bằng

Anh Tú |

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phan Công Khanh (29 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH K Super) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ngày 19.7, showroom K-Super nằm số 6bis Trần Hưng Đạo, Quận 1 đã được tháo dỡ để trả lại mặt bằng.

TKV tốn cả trăm tỉ đem đá thải đổ đi nhưng người cần lại không mua được

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tỉnh Quảng Ninh vừa đồng ý với chủ trương chủ trương cho phép bán đá thải sau tuyển cho các đơn vị có nhu cầu để sử dụng, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và ngoài địa bàn tỉnh. Việc này vừa nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị ngành than, đồng thời nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Bạc Liêu chấn chỉnh tình trạng gắn biển “cấm quay phim, chụp ảnh” tràn lan

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định chỉ có 7 cơ quan, đơn vị gắn biển cấm quay phim, chụp ảnh. Các cơ quan khác không phải để biển này.

Hàng chục người xuyên đêm tìm kiếm người mất tích khi tắm biển Tam Thanh

Hoàng Bin |

Nhiều lực lượng, phương tiện tàu thuyền, cano được huy động tìm kiếm nam thanh niên mất tích khi tắm biển Tam Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam) từ chiều 17.7 đến nay vẫn chưa có kết quả.

Cán bộ địa chính xã tại Quảng Nam lừa đảo 35 tỉ đồng

Hoàng Bin |

Lợi dụng vị trí công tác, một cán bộ địa chính xã tại Quảng Nam đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 35 tỉ đồng của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai tại địa phương.

Nhiều hộ dân khu tái định cư ở Quảng Nam bị treo sổ đỏ

Hoàng Bin |

Nhiều khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã ổn định dân cư từ 10 - 20 năm, nhưng hàng trăm hộ dân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), gây khó khăn kéo dài, khiến người dân bức xúc.