Đàn lợn nái liên tục sinh sản, chính quyền lúng túng trong xử lý

TRẦN TUẤN |

Một trại lợn nái trong khu dân cư ở xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) gây ô nhiễm, đã được chính quyền xã, huyện lập biên bản yêu cầu xử lý dứt điểm. Thế nhưng đã nhiều lần quá hạn giao, chính quyền vẫn không thể xử lý vì đàn lợn cứ…liên tục sinh sản

Nhận được phản ánh của một số hộ dân thôn Trà Sơn, xã Sơn Ninh về việc bị một trại lợn nái trong khu dân cư tra tấn bởi mùi hôi thối, ô nhiễm, PV Lao Động đã tiếp cận và ghi nhận những ý kiến bức xúc của các hộ dân ở thôn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu này.

“Xã đã lập biên bản yêu cầu chấm dứt nuôi lợn trong khu dân cư, sau đó huyện cũng có văn bản nhưng đã quá hạn mà họ vẫn không chấp hành. Có vẻ như họ dám ngang nhiên thách thức chính quyền luôn” – một người dân sống cạnh trại lợn nói.

Về vấn đề trên, ngày 24.8, UBND xã Sơn Ninh đã có văn bản khẳng định phản ánh của các hộ dân là đúng. Hộ anh Phạm Đại Hải nuôi lợn nái quy mô 24 con, khi lợn sinh có thể lên đến hàng trăm con là quá lớn so với quy định. Chuồng lợn lại trong khu dân cư, chỉ cách nhau vách tường với nhà hộ dân khác và gần nguồn nước là trái quy định. Qua kiểm tra, hộ nuôi không có hố lắng, bể bioga không đảm bảo gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

Văn bản của xã Sơn Ninh giao xử lý nhưng hộ dân vẫn không chấp hành. Ảnh: Trần Tuấn
Văn bản của xã Sơn Ninh giao xử lý nhưng hộ dân vẫn không chấp hành. Ảnh: Trần Tuấn

Trên cơ sở đó, UBND xã yêu cầu hộ nuôi chuyển đàn lợn đi nơi khác và ngừng ngay việc nuôi lợn trong khu dân cư chậm nhất vào ngày 20.9. Tuy nhiên, quá hạn, hộ dân trên vẫn không chấp hành. Sau đó, người dân tiếp tục có ý kiến, nên UBND huyện Hương Sơn đã có văn bản giao hộ nuôi phải khẩn trương xử lý dứt điểm, hoàn thành trước ngày 15.11. Giao UBND xã Sơn Ninh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, sử dụng biện pháp quyết liệt yêu cầu hộ ông Hải chấp hành nghiêm túc đúng thời hạn huyện giao.

Vậy mà đến nay đã quá thời hạn hơn 2 tuần nhưng hộ ông Hải vẫn không chấp hành, khiến người dân vô cùng bức xúc. Trước vấn đề trên, ông Nguyễn Tuấn Đức – Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh – cho biết, xã và huyện đã có văn bản yêu cầu hộ nuôi chấp hành. Từ chỗ 24 con lợn nái, đến nay họ đã bán được 14 con, 10 con còn lại họ đang xin cho chậm lại khoảng vài tháng nữa mới xử lý xong.

“Giờ lợn nái của họ đang mang thai, mà mỗi con nặng gần 2 tạ nên việc vận chuyển đi không được, mà bán cũng không được. Họ xin để cho lợn sinh sản xong rồi bán cả lợn mẹ và lợn con luôn. Cho nên giờ mà địa phương cưỡng chế bắt lợn đi thì cũng không được. Tôi cũng rất mệt về vấn đề này” – ông Đức nói.

Sau đó UBND huyện Hương Sơn tiếp tục có văn bản nhưng hộ dân nuôi lợn gây ô nhiễm vẫn không chấp hành dù đã quá hạn. Ảnh: Trần Tuấn
Sau đó UBND huyện Hương Sơn tiếp tục có văn bản nhưng hộ dân nuôi lợn gây ô nhiễm vẫn không chấp hành dù đã quá hạn. Ảnh: Trần Tuấn

Ông Đức cũng cho biết, từ nay sẽ kiểm soát chặt, không để hộ nuôi đó cho lợn tiếp tục phối giống, mang thai nữa. Tuần tới, xã tiếp tục làm việc, yêu cầu hộ dân cam kết thời hạn xử lý cuối cùng chứ không thể cho lợn phối giống rồi cứ xin kéo dài mãi được.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Cưỡng chế thu hồi đất giao tư nhân làm trại lợn tại Hà Tĩnh: Chủ tịch UBND huyện Hương Khê né báo chí

QUANG ĐẠI |

Liên quan đến việc ra quyết định thu hồi đất, cưỡng chế giải phóng mặt bằng để giao tư nhân thực hiện dự án trang trại chăn nuôi lợn, lãnh đạo UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã né tránh, tìm cách không cung cấp thông tin cho báo chí.

Vĩnh Phúc: Dân kêu trời vì trang trại lợn xả thải bốc mùi nồng nặc

HOA LÊ |

Sau khi đi vào hoạt động, các trang trại lợn được xây dựng ngoài bãi đê sông Hồng trên địa phận xã Liên Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xả thải trực tiếp ra môi trường. Từ đó, người dân phải sống chung với mùi hôi thối, khó chịu mỗi ngày.

Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

Kim Cúc – Hà Hiền |

Giá lợn liên tiếp giảm từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017 khiến nông dân Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) thua lỗ hàng tỷ  đồng. Đến nay, 70% hộ chăn nuôi đã bỏ chuồng trống, nhiều gia đình phá chuồng, chấm dứt với con lợn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cưỡng chế thu hồi đất giao tư nhân làm trại lợn tại Hà Tĩnh: Chủ tịch UBND huyện Hương Khê né báo chí

QUANG ĐẠI |

Liên quan đến việc ra quyết định thu hồi đất, cưỡng chế giải phóng mặt bằng để giao tư nhân thực hiện dự án trang trại chăn nuôi lợn, lãnh đạo UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã né tránh, tìm cách không cung cấp thông tin cho báo chí.

Vĩnh Phúc: Dân kêu trời vì trang trại lợn xả thải bốc mùi nồng nặc

HOA LÊ |

Sau khi đi vào hoạt động, các trang trại lợn được xây dựng ngoài bãi đê sông Hồng trên địa phận xã Liên Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xả thải trực tiếp ra môi trường. Từ đó, người dân phải sống chung với mùi hôi thối, khó chịu mỗi ngày.

Hà Nam: Xót xa cảnh trại lợn bỏ trống, người nông dân phá chuồng làm thuê trả nợ

Kim Cúc – Hà Hiền |

Giá lợn liên tiếp giảm từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017 khiến nông dân Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) thua lỗ hàng tỷ  đồng. Đến nay, 70% hộ chăn nuôi đã bỏ chuồng trống, nhiều gia đình phá chuồng, chấm dứt với con lợn.