Dân bất an với "đại công trường" đá lậu ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Gia Lai – Các nhóm khai thác đá lậu hoạt động ngày đêm, náo động vùng trời giữa cánh đồng xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương vẫn không hề hay biết.

Đào xới khắp nơi tìm đá

Gia đình chị Kpui Hle (32 tuổi, trú làng Chư Ruồi Sul, xã Kông Htok) nhiều năm qua trông chờ vào 3 sào ruộng lúa. Nhưng tuần trước, từng đoàn xe ben, xe tải chạy rầm rập qua ruộng, cây lúa non bị ngã rạp, dập nát. Đất cát rơi vãi thành từng bãi trên ruộng.

“Không chỉ ruộng lúa gia đình mình bị hư hại mà nhiều hộ dân khác trong làng cũng bị ảnh hưởng. Người dân bức xúc, thanh niên trong làng đã ra chặn các xe tải chở đá, yêu cầu họ không được chạy xe qua ruộng”, chị Kpui Hle cho biết.

“Đá tặc” đã rời khỏi hiện trường. Ảnh T.Tuấn
“Đá tặc” đã rời khỏi hiện trường. Ảnh T.Tuấn

Ngày 5.4, có mặt tại khu vực cánh đồng làng Chư Ruồi Sul, chúng tôi chứng kiến cảnh một đại công trường khai thác đá đang náo động với hàng chục nhân công. Chiếc xe cẩu lớn thò gàu múc đất để lộ những khối đá vàng óng. “Đá tặc” mở lán trại ăn ở sinh hoạt tại chỗ, người cởi trần hì hục chẻ đá, người thì chui sâu xuống hầm đất để “tời” đá tảng lên. Nhưng khi tiếp cận gần thì họ đã chạy tan tác.

Vì thận trọng, sợ bị "ăn đá" nên chúng tôi không kịp ghi nhận cảnh công trường rộn ràng khai thác lậu. Tuy vậy, hiện trạng để lại bãi đá lậu ngổn ngang giữa đồng rộng trên 7ha cho thấy họ đã công khai khai thác dài ngày rồi.

Sau khi chẻ đá thành viên quy chuẩn, nhân công vận chuyển đá lên 5-6 xe tải đang chờ để đưa hàng đi tiêu thụ. Anh Ksor Héc (trú làng Chư Ruồi Sul, xã Kông Htok) bức xúc nói: “Họ khai thác đá ở đây suốt nhiều tháng rồi, nhưng không thấy ai ra ngăn cấm. Xe quá tải cũng cày nát các tuyến đường liên thôn, liên xã”.

Những khối đá lớn được lấy lên từ lòng đất. Ảnh T.Tuấn
Những khối đá lớn được lấy lên từ lòng đất. Ảnh T.Tuấn

Chính quyền: Do dân làm “sạch” đất nương rẫy để “đá tặc” lợi dụng

Ngay khi nhận được tin báo của người dân, báo chí trong chiều 5.4, ông Nguyễn Hồng Hà – Bí thư Huyện ủy Chư Sê đã gọi điện thoại cho Công an huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường yêu cầu xuống hiện trường kiểm tra.

Thấy có động tĩnh, hàng chục “đá tặc” gói lại đồ nghề để tẩu tán trong phút chốc. Tài xế xe ben, xe tải cũng mau chóng đổ đá xuống đất để tìm đường tháo chạy, tránh bị bắt giữ phương tiện. Công trường đá lậu vắng lặng sau khi có tin đoàn kiểm tra huyện xuống.

Công an tạm giữ các phương tiện vi phạm, truy tìm tài xế để điều tra. Ảnh T.Tuấn
Công an tạm giữ các phương tiện vi phạm, truy tìm tài xế để điều tra. Ảnh T.Tuấn

Theo ông Phạm Ngọc Thanh – Chủ tịch UBND xã Kông Htok, huyện Chư Sê, bản thân rất bất ngờ vì hoạt động khai thác đá tại đây. Trước đó, đoàn kiểm tra của xã, huyện xuống khu vực làng Chư Ruồi Sul nhưng không thấy gì, chắc các nhóm “đá tặc” chỉ… mới hoạt động.

“Chính quyền từng đi kiểm tra, xử phạt hoạt động khai thác đá, đưa đá đi bán đấu giá rồi. Tuy nhiên, điểm khai thác này chắc chỉ mới làm đây thôi”, ông Thanh giãi bày.

Theo ông Thanh, cái khó hiện nay người dân địa phương thường nhờ các đối tượng làm sạch đất đá trong nương rẫy để thuận lợi cho việc trồng cây mì (sắn). Lợi dụng việc này, các đối tượng đã đào hầm hố để khai thác đá. Chính quyền xã cho phép cải tạo đất đai, còn việc khai thác tài nguyên khoáng sản bên dưới lòng đất mang đi bán là cấm tuyệt đối.

Dưới đất là tài nguyên khoáng sản, nguồn thu thuế cho nhà nước. Ảnh T.Tuấn
Dưới đất là tài nguyên khoáng sản, nguồn thu thuế cho nhà nước. Ảnh T.Tuấn

Ông Nguyễn Thanh Pháp – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Sê, Gia Lai cho hay, nhận định việc buông lỏng quản lý tài nguyên khoáng sản của cơ quan chức năng là không có. Quan điểm của chính quyền huyện là xử lý nghiêm các sai phạm, làm rõ trách nhiệm của UBND xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép mà không có sự kiểm soát, không có báo cáo kịp thời.

“Với vụ việc ở làng Chư Ruồi Sul, các hộ dân đang có đất rẫy, trong quá trình san gạt lại mặt bằng để sản xuất, trồng trọt thì phát hiện có đá, khoáng sản bên dưới. Các đối tượng bên ngoài vào thu gom, vận chuyển đi tiêu thụ, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm, hiện đã tịch thu các phương tiện để ra quyết định xử phạt”, ông Pháp nói.

Khi bị phát hiện, vài đối tượng ở lại hiện trường, xe ben tìm cách chạy trốn. Video T.Tuấn
Thực tế cho thấy với một công trường đá lậu hoạt động quy mô, bài bản với nhiều phương tiện, máy móc, phải có các “đầu nậu” tổ chức thu mua, khai thác chuyên nghiệp, thậm chí đứng ra bảo kê cho các điểm khai thác đá này.

Hiện nay, cùng với “bão” giá nguyên vật liệu sắt, thép, xăng dầu tăng cao, giá đá xây dựng cũng có tăng. Nhiều công trình, dự án nhà thầu thi công còn thiếu nguồn đá để mua vào. Với đá lậu khai thác có giá bán từ 2.700-2.800 đồng/viên, còn đá tại các mỏ có giấy phép hoạt động từ 3.000-3.200 đồng/viên.

Vì thế, hoạt động khai thác đá lậu mang lại lợi nhuận lớn cho các nhóm “đầu nậu” thì cũng gây thất thoát lớn nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm hộ dân ở Kon Tum mòn mỏi chờ tiền bồi thường tái định cư

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 5.4, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, đang chờ ý kiến trả lời của các bộ ngành Trung ương liên quan đến khoản kinh phí bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư khi làm dự án thủy điện Đăk Đrinh ở huyện Kon Plông.

Gia Lai có nhiều tiềm năng, phù hợp xu hướng du lịch hậu COVID-19

THANH TUẤN |

Gia Lai – Với những tiềm năng du lịch, thiên nhiên ít chịu sự tác động của con người, Gia Lai được các doanh nghiệp lữ hành đánh giá là mảnh đất có lợi thế, đặc biệt cho xu hướng thời kỳ du lịch hậu COVID-19.

Ngang nhiên khai thác đá lậu ở Đắk Pơ, Gia Lai: Chủ tịch huyện hứa sẽ xử lý

THANH TUẤN |

Chỉ trong một thôn nhỏ ở xã Tân An, huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai, có gần chục điểm khai thác đá trái phép. Khi có người lạ mặt xuất hiện, chủ mỏ đá dẫn theo nhóm người đeo bám với những lời lẽ đầy dọa dẫm.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hàng trăm hộ dân ở Kon Tum mòn mỏi chờ tiền bồi thường tái định cư

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 5.4, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, đang chờ ý kiến trả lời của các bộ ngành Trung ương liên quan đến khoản kinh phí bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư khi làm dự án thủy điện Đăk Đrinh ở huyện Kon Plông.

Gia Lai có nhiều tiềm năng, phù hợp xu hướng du lịch hậu COVID-19

THANH TUẤN |

Gia Lai – Với những tiềm năng du lịch, thiên nhiên ít chịu sự tác động của con người, Gia Lai được các doanh nghiệp lữ hành đánh giá là mảnh đất có lợi thế, đặc biệt cho xu hướng thời kỳ du lịch hậu COVID-19.

Ngang nhiên khai thác đá lậu ở Đắk Pơ, Gia Lai: Chủ tịch huyện hứa sẽ xử lý

THANH TUẤN |

Chỉ trong một thôn nhỏ ở xã Tân An, huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai, có gần chục điểm khai thác đá trái phép. Khi có người lạ mặt xuất hiện, chủ mỏ đá dẫn theo nhóm người đeo bám với những lời lẽ đầy dọa dẫm.