Đã chuyển làm việc khác, có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?

Nam Dương |

Mặc dù người lao động đã chuyển làm công việc khác vẫn có thể được công nhận bị bệnh nghề nghiệp và hưởng các chế độ khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc có email hoannguyenxxx@gmail.com gửi thư tới Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Trước đây, tôi có làm việc trong ngành có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, tôi đã chuyển làm công việc khác và thấy có dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp do công việc trước đây. Xin hỏi, tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp không? Nếu có thì được những chế độ gì?

Về câu hỏi của bạn đọc, luật sư Nguyễn Hữu Học - Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp, quy định như sau:

1. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác mà nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp do các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp như sau:

a)...

b) Người lao động đã chuyển làm công việc khác gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động;

c) Sau khi có hồ sơ bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

3. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp, thân nhân người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau đây:

a) Các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

b) Hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần;

c) Hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Luật sư Học cho biết thêm, theo quy định tại Điểm 4, Khoản 5, Nghị định 88/2020/NĐ-CP thì, người lao động được hưởng các chế độ quy định tại khoản 3 Điều này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a khoản này;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp, đối với các trường hợp xem xét hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Như vậy, dù người lao động đã chuyển làm công việc khác vẫn có thể được công nhận bị bệnh nghề nghiệp và hưởng các chế độ khi đủ điều kiện như đã nêu trên.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nghề nghiệp tăng, Bình Dương triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe NLĐ

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 13.1, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, đã có văn bản giao Trung tâm Sức khỏe Lao động Môi trường tỉnh Bình Dương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Nghỉ hưu rồi mới bị bệnh nghề nghiệp, có được hưởng chế độ?

nam dương |

Trước đây, tôi làm việc trong ngành hóa chất và đã nghỉ hưu được hơn 1 năm. Giờ tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói bị bệnh nghề nghiệp. Tôi có được hưởng chế độ không?

Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã về hưu ra sao?

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn hồ sơ người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm trong các nghề, công việc có nguy cơ bệnh nghề nghiệp.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Bệnh nghề nghiệp tăng, Bình Dương triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe NLĐ

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 13.1, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, đã có văn bản giao Trung tâm Sức khỏe Lao động Môi trường tỉnh Bình Dương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Nghỉ hưu rồi mới bị bệnh nghề nghiệp, có được hưởng chế độ?

nam dương |

Trước đây, tôi làm việc trong ngành hóa chất và đã nghỉ hưu được hơn 1 năm. Giờ tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói bị bệnh nghề nghiệp. Tôi có được hưởng chế độ không?

Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã về hưu ra sao?

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn hồ sơ người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm trong các nghề, công việc có nguy cơ bệnh nghề nghiệp.