Cước tin nhắn SMS Banking tăng “ngất ngưởng”, khách hàng ngỡ ngàng

Hà Anh |

Nhận được tin nhắn thu phí dịch vụ SMS Banking tháng 1.2022 tăng tới gần 30.000 đồng, thậm chí lên tới 77.000 đồng mỗi tháng, nhiều khách hàng đã phải kêu trời!

Nhiều bạn đọc phản ánh tới Lao Động về việc trong ngày 19.2 nhận được tin nhắn thông báo phí dịch vụ tin nhắn của ngân hàng cao bất thường.

“Các tháng trước, tôi nhận thông tin bị trừ 11.000 đồng/tháng do sử dụng SMS Banking, thấy bình thường. Hôm nay thì thấy thông báo lên tới 27.500 đồng. Bạn tôi còn có người bị thu 77.000 đồng. Những tưởng các ngân hàng miễn phí cước chuyển tiền liên ngân hàng, đã mừng, giờ đây chịu phí cao quá”- bạn đọc Hoà An ở Thanh Xuân, Hà Nội nói.

Trong khi đó, bạn đọc Minh Toàn cho rằng: “Tôi làm nghề shiper, giao dịch, chuyển – nhận tiền của khách hàng qua tài khoản tiện lợi, mỗi tháng hàng trăm tin nhắn. Mới rồi nhận thu phí 77.000 đồng, xót quá. Cả tài khoản có chưa đến 300 ngàn đồng, bị trừ béng gần 1/3. Đau nhất là chạy shipper mấy chục km rét mướt mới được vài chục ngàn, nên nhận tin nhắn choáng váng luôn”.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng từ cuối năm 2021 đã thông báo đến khách hàng việc toàn bộ phí dịch vụ trên ứng dụng ngân hàng số như phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền đồng thời đưa ra chính sách mới về thu phí sms banking. Ví dụ như Vietcombank tăng phí SMS Banking từ 11.000 đồng/tháng lên 11.000 - 77.000 đồng/tháng tùy số lượng tin nhắn.

Cụ thể, nếu số lượng tin nhắn trong tháng dưới 20 tin, Vietcombank thu phí 11.000 đồng/tháng; từ 20 đến dưới 50 tin nhắn là 27.500 đồng/tháng; từ 50 đến dưới 100 tin là 55.000 đồng/tháng; từ 100 tin nhắn trở lên là 77.000 đồng/tháng. Như vậy, 1 năm, người dùng có thể phải đóng phí tin nhắn SMS cao nhất lên tới 924.000 đồng.

Thông báo về việc tăng SMS Banking
Thông báo về việc tăng SMS Banking, mức này chưa bao gồm VAT

Trong khi đó, BIDV đưa ra chính sách, đối với 0-15 SMS/tháng, ngân hàng thu phí 9.900 đồng, từ 16-50 SMS/tháng thu phí 33.000 đồng, từ 51-100 SMS/tháng có phí 60.500 đồng và từ 100 SMS/tháng thu phí 77.000 đồng. Hay tại Techcombank, phí SMS Banking được chia theo các mốc: 0-15 SMS/tháng phí 13.200 đồng, 16-30 SMS/tháng phí 19.800 đồng, 31-60 SMS/tháng phí 44.000 đồng, trên 61 SMS/tháng 82.500 đồng/tháng.

Trong các thông báo, các ngân hàng lý giải chỉ thu phí đối với dịch vụ thông báo thay đổi số dư và không thu phí đối với tin nhắn gửi OTP. Để gửi tin nhắn đến cho khách hàng, ngân hàng phải mua dịch vụ tin nhắn SMS và trả phí cho các nhà mạng viễn thông.

Hiện, các ngân hàng vẫn chịu mức phí từ các nhà mạng từ 785 đồng/ tin nhắn đến 820 đồng/ tin nhắn, cao gấp nhiều lần cước tin nhắn thông thường ở những lĩnh vực khác. Chính vì vậy, khoản tiền chi trả cho nhà mạng đang rất lớn, có thể lên tới hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm cho các ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng phải tăng mức thu phí dịch vụ tin nhắn thông báo số dư.

Chính vì vậy, các ngân hàng đang khuyến khích khách hàng nhận thông báo số dư qua ứng dụng ngân hàng (APP) và xác thực giao dịch thông qua Smart OTP. Hình thức này là có độ bảo mật cao và đều miễn phí.

Tuy nhiên, việc nhận thông báo qua SMS vẫn là một thói quen và tiện dụng ở không ít lĩnh vực. Việc tăng phí dịch vụ sms cao như hiện nay vẫn được cho là “đổ lên đầu khách hàng”, trong đó có vai trò của các nhà mạng khi thu phí đối với ngân hàng còn cao so với tin nhắn thông thường, tạo áp lực để ngân hàng nâng mức phí SMS Banking.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất ồ ạt tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước bơm thêm cả vạn tỉ đồng

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước bơm thêm hơn 14.000 tỉ đồng trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng mạnh ở nhiều kênh huy động vốn.

Lãi suất một ngân hàng tăng vọt kỷ lục lên 12,4%

Lan Hương |

Sau Tết, nhiều ngân hàng tung các chương trình ưu đãi tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân.

Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm không được giảm thuế VAT xuống 8% từ mùng 1 Tết

Trà My |

Nhóm viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản... sẽ không được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong năm 2022.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lãi suất ồ ạt tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước bơm thêm cả vạn tỉ đồng

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước bơm thêm hơn 14.000 tỉ đồng trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng mạnh ở nhiều kênh huy động vốn.

Lãi suất một ngân hàng tăng vọt kỷ lục lên 12,4%

Lan Hương |

Sau Tết, nhiều ngân hàng tung các chương trình ưu đãi tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân.

Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm không được giảm thuế VAT xuống 8% từ mùng 1 Tết

Trà My |

Nhóm viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản... sẽ không được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong năm 2022.