Công nhân, người lao động chắt chiu từng đồng, trông chờ thưởng Tết

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Sau giãn cách, những người lao động càng phải sống tằn tiện hơn, chắt chiu từng đồng để sinh hoạt hàng ngày. Và những ngày gần Tết, họ lại càng tất bật hơn, người thì tăng ca, người kiếm thêm công việc để lo thêm thịt cá cho mâm cơm Tết sắp  đến.

Tiền ăn còn không đủ, làm sao mà nghĩ tới về quê

Sống trong một khu trọ nhỏ tại đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, 4 người trong gia đình chị Lê Quỳnh Như (quê Nha Trang) chuyển vào TPHCM được 3 năm nay. Cả 2 vợ chồng đều là lao động tự do. 3 năm sống ở TPHCM, chưa có năm nào, cuộc sống và thu nhập của gia đình chị lại bấp bênh như năm nay.

Chị Như làm nghề nấu ăn và giúp việc nhà. Từ tháng 5 năm nay, khi dịch bùng phát ở thành phố, chị Như không đi làm và cũng không có thu nhập. Song đến khi thành phố trở lại nhịp sống bình thường, thu nhập của chị Như cũng không cải thiện là bao mặc dù các năm trước, vào dịp sát Tết thu nhập của chị cũng tăng lên đáng kể.

"Những năm trước đây vào thời điểm sát Tết, tôi “chạy sô” mỗi ngày được 3-4 nhà. Bây giờ, tôi làm cho 1 nhà thôi, mỗi ngày làm khoảng 2 tiếng, 2 tiếng rưỡi, mà lãnh lương cứng theo tháng là 3 triệu đồng. Ông xã tôi thì làm bảo vệ cho chú chủ trọ. Chú cũng giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều, buổi sáng tôi quét dọn vệ sinh thêm cho khu trọ, mỗi tháng chú trả thêm cho tôi 2 triệu đồng"- chị Như kể lại.

Ảnh: Chân Phúc.
3 năm vừa xa quê mưu sinh, chị Như và gia đình chưa dịp nào về quê ăn Tết. Ảnh: Chân Phúc.

Số tiền thu nhập của cả 2 vợ chồng chỉ vừa đủ cho cả gia đình 4 người sinh hoạt khi chị Như không phải đóng tiền học cho con. Nghĩ đến việc học của con, giọng chị Như trầm xuống: "Đến lúc con đến trường trở lại, thì phải tằn tiện hơn nữa, để đủ đóng tiền học cho mỗi đứa khoảng 1,5 triệu đồng".

3 năm vừa xa quê mưu sinh, chị Như chưa dịp nào về quê ăn Tết, cũng bởi đồng lương bấp bênh của những người lao động tự do như vợ chồng anh chị chẳng thể "lo" hết được các chi phí phải trả khi trở về quê.

"Chi phí nhiều lắm, vé từ đây về Nha Trang nhà 4 người khoảng 2 triệu chưa tính chiều đi ngược lại TPHCM, về nhà còn thêm tiền chi phí 2 nhà nội ngoại, ăn uống… Mấy tháng dịch tới giờ tiền ăn còn không đủ, làm sao mà nghĩ tới về quê. Nói chung trong đầu tôi không có ý nghĩ tới Tết này sẽ về vì nhiều chi phí quá trong khi điều kiện kinh tế không cho phép”- chị Như tâm sự.

Tăng ca, mong mâm cơm Tết đầy đủ hơn

Tết càng ngày càng tới gần, chị Nguyễn Thị Hiền (quê Thái Bình) - công nhân đóng gói cho công ty dược phẩm, ngày càng mong chờ tới ngày được nhận lương, thưởng Tết. Chị Hiền bắt đầu trở lại làm việc từ tháng 10, những tháng trước dịch thu nhập của chị Hiền khoảng 7-8 triệu đồng nhưng sau dịch con số này rút xuống chỉ còn 4 triệu đồng.

"Trong thời gian dịch, khoản tiền tích góp được sau bao ngày tháng cũng cạn, tôi phải nợ lại tiền trọ. Vừa có lương sau tháng đầu tiên đi làm lại tôi trả cho chủ nhà trọ là hết cả tháng lương"- chị Hiền kể.

 
Chị Hiền mong chờ từng ngày để nhận thưởng Tết để trang trải chi phí. Ảnh: Chân Phúc.

Sau gần nửa năm thu nhập bấp bênh, những tháng cuối cùng của năm, chị Hiền sẵn sàng làm thêm giờ, tăng ca để kiếm thêm tiền trong dịp này.

"Tuỳ theo công ty sắp xếp, có khi tôi làm thêm giờ sáng có khi làm thêm giờ tối, lúc nào tôi cũng sẵn sàng miễn là công ty cần. Tôi mong khoản thưởng Tết nhiều lắm chứ. Nếu được thưởng nhiều một chút, tính toán đủ thì tôi sẽ về quê ăn Tết vì mình ở đây là ở trọ mà. Nhưng nếu không đủ thì cũng không sao, chỉ mong đến Tết thì mâm cơm đầy đủ hơn 1 chút"-chị giãi bày.

Tăng ca không chỉ là câu chuyện của công nhân, những người lao động như chị Nguyễn Thị Ngọc Ý (quê Tiền Giang) một nhân viên siêu thị lại càng ngóng chờ đến ngày nhận được tiền thưởng hơn bao giờ hết. Trước đây, chị Ý làm tài xế công nghệ giao hàng trong khoảng 2 năm, từ đầu năm nay chị xin vào làm việc ở siêu thị mong rằng cuộc sống sẽ ổn định hơn.

"Tôi mới làm công việc này mới được 7-8 tháng nay, lương mỗi tháng nhận được là 5,2 triệu đồng. Đây là năm đầu tôi làm việc ở siêu thị nên cũng chưa biết tình hình sẽ được thưởng Tết bao nhiêu nhưng ai mà không mong được nhận thưởng. Tôi rất mong chờ khoản thưởng này để lo trang trải cho gia đình, bố mẹ già"- chị Ý tâm sự.

Chị Hiền mong chờ từng ngày để nhận thưởng Tết trong năm đầu tiên làm nhân viên siêu thị để chăm lo cho bố mẹ. Ảnh: Chân Phúc
Chị Như Ý (bên phải ảnh) vừa làm nhân viên siêu thị, tối lại "tăng ca" làm tài xế công nghệ để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Chân Phúc

Tuy đã làm nhân viên siêu thị nhưng thời gian này, chị Ý vẫn "tăng ca" chạy xe vào buổi tối để kiếm thu nhập. Mỗi ngày tăng ca đến 10h đêm, chị kiếm được vài chục nghìn đến 100.000 đồng.

"Mỗi sáng khoảng 5h tôi bắt đầu đi làm ở siêu thị, đến chiều khoảng 2h hơn là tôi về nhà. Nghỉ ngơi và chuẩn bị cơm nước cho bố mẹ xong khoảng 4-5h tôi lại đi chạy xe đến khoảng 10h mới về"- chị kể.

Người lao động chia sẻ về cuộc sống mưu sinh trong những ngày gần Tết. Video: Chân Phúc.
KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC
TIN LIÊN QUAN

Công nhân lao đao chờ ngày xuất khẩu lao động

Minh Phương |

Nhiều lao động trẻ trễ hẹn sang nước ngoài làm việc vì dịch COVID-19, không ít người trong số họ phải đi bán hàng thuê, xin làm công nhân để chờ đợi chuyến bay được xuất cảnh. Nhiều người đứng trước lựa chọn: bỏ cuộc hay tiếp tục chờ đợi.

Cuối năm, doanh nghiệp vẫn tăng cường tuyển dụng lao động

Nam Dương |

Dù sắp hết năm dương lịch và cũng đã gần Tết âm lịch, nhưng nhiều doanh nghiệp ở TPHCM vẫn tăng cường tuyển dụng liên tục lao động để đáp ứng nhu cầu đơn hàng.

Khôi phục sản xuất vẫn khó tìm lao động

Tường Minh |

Các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đỏ mắt tìm không ra lao động (LĐ) dù nhu cầu tuyển dụng thời điểm này rất lớn, khoảng hơn 3.000 người.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Công nhân lao đao chờ ngày xuất khẩu lao động

Minh Phương |

Nhiều lao động trẻ trễ hẹn sang nước ngoài làm việc vì dịch COVID-19, không ít người trong số họ phải đi bán hàng thuê, xin làm công nhân để chờ đợi chuyến bay được xuất cảnh. Nhiều người đứng trước lựa chọn: bỏ cuộc hay tiếp tục chờ đợi.

Cuối năm, doanh nghiệp vẫn tăng cường tuyển dụng lao động

Nam Dương |

Dù sắp hết năm dương lịch và cũng đã gần Tết âm lịch, nhưng nhiều doanh nghiệp ở TPHCM vẫn tăng cường tuyển dụng liên tục lao động để đáp ứng nhu cầu đơn hàng.

Khôi phục sản xuất vẫn khó tìm lao động

Tường Minh |

Các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đỏ mắt tìm không ra lao động (LĐ) dù nhu cầu tuyển dụng thời điểm này rất lớn, khoảng hơn 3.000 người.