Cởi bỏ gánh nặng viết và in giáo án cho giáo viên

PHAN NỮ LA GIANG |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu thì việc quản lí hồ sơ chuyên môn, giáo án trong các trường học cần phải thay đổi.

Viết, in giáo án - vất vả và lãng phí

Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4.9.2020, Ban hành Điều lệ Trường tiểu học ra đời đã có rất nhiều thay đổi so với Điều lệ trước đây. Trong đó, tại Điều 21 quy định Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đã hướng dẫn: "Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy".

Điều này đã mở ra nhiều hướng đi mới cho các nhà trường về việc quản lý hồ sơ sổ sách hàng năm tại đơn vị mình.

Chuyện soạn, in, duyệt giáo án của giáo viên hiện nay và nếu gọi theo chương trình giáo dục phổ thông mới là kế hoạch bài dạy đã là một đề tài được nói khá nhiều trên các diễn đàn báo chí trong thời gian qua.

Mỗi năm, giáo viên phải in tới 7-8 trăm trang giáo án nộp lên Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn để kiểm tra, ký duyệt khiến cho giáo viên mệt mỏi và người lật đọc từng trang giáo án cũng chẳng sung sướng gì.

Năm này qua năm khác thì chuyện tổ chuyên môn, Ban giám hiệu duyệt giáo án (in giấy) vẫn cứ được lặp đi, lặp lại.

Ngoài ra, mỗi khi kiểm tra chuyên đề, kiểm tra nội bộ, thanh tra thì giáo viên còn được kiểm tra giáo án thêm một vài lần nữa. Giáo viên cứ ôm đi, ôm về và phải giữ gìn cẩn thận từng trang giáo án suốt cả năm học cũng khiến cho họ cảm thấy chán ngán.

Đổi mới kiểm tra và duyệt giáo án

Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Tĩnh đã khuyến khích giáo viên, các nhà trường sử dụng giáo án điện tử (không in ra giấy), sử dụng hồ sơ chuyên môn điện tử. Giáo viên, nhà trường đưa giáo án, hồ sơ điện tử lên trang website của trường, email, Google Drive…sẽ tiện lợi vô cùng.

Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường, Phòng, Sở quản lý bằng cách kiểm tra (mọi lúc, mọi nơi) trên website, email, Google Drive,…

Bà Hà Thị Bích Liên - Phó trưởng Phòng GDĐT huyện Hương Sơn - cho biết: “Các trường học trên địa bàn huyện miền núi Hương Sơn đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức dạy học; tăng cường sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến, khuyến khích giáo viên hỗ trợ việc học tập của học sinh trên nền tảng CNTT đã có sẵn; tăng cường ứng dụng CNTT trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh;

Đặc biệt là ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ chuyên môn như sử dụng hiệu quả sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,… khuyến khích các nhà trường sử dụng phần mềm, email hoặc Google drive để phê duyệt kế hoạch bài dạy trực tuyến”.

PHAN NỮ LA GIANG
TIN LIÊN QUAN

Chỉ giáo viên lớp 6 phải soạn mẫu giáo án mới trong năm học 2021-2022

Minh Hương |

Chỉ giáo viên dạy lớp 6 mới áp dụng soạn mẫu giáo án theo hướng dẫn của Công văn 5512 từ năm học 2021-2022.

Giáo án mẫu theo Công văn 5512: Vì sao giáo viên rối bời?

Bích Hà |

Lần đầu tiên có hướng dẫn chi tiết việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án), nhằm giúp giáo viên phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, nhưng có nhiều lý do khiến công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhận những ý kiến trái chiều từ người trong cuộc.

Sôi động "chợ" giáo án: Giáo viên đi mua giáo án là hình ảnh xấu xí

Thiều Trang - Bích Hà |

Đang tồn tại thực trạng giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, đến cả bài thu hoạch tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018... cũng được mua bán, trao đổi công khai trên mạng xã hội. Theo các chuyên gia, nếu các giáo viên không trung thực, tự giác, có trách nhiệm với chính công việc của mình, thì người chịu thiệt thòi sẽ là học sinh.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chỉ giáo viên lớp 6 phải soạn mẫu giáo án mới trong năm học 2021-2022

Minh Hương |

Chỉ giáo viên dạy lớp 6 mới áp dụng soạn mẫu giáo án theo hướng dẫn của Công văn 5512 từ năm học 2021-2022.

Giáo án mẫu theo Công văn 5512: Vì sao giáo viên rối bời?

Bích Hà |

Lần đầu tiên có hướng dẫn chi tiết việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án), nhằm giúp giáo viên phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, nhưng có nhiều lý do khiến công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhận những ý kiến trái chiều từ người trong cuộc.

Sôi động "chợ" giáo án: Giáo viên đi mua giáo án là hình ảnh xấu xí

Thiều Trang - Bích Hà |

Đang tồn tại thực trạng giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, đến cả bài thu hoạch tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018... cũng được mua bán, trao đổi công khai trên mạng xã hội. Theo các chuyên gia, nếu các giáo viên không trung thực, tự giác, có trách nhiệm với chính công việc của mình, thì người chịu thiệt thòi sẽ là học sinh.