Có nhà máy nước sạch ngay cạnh nhưng dân không được dùng

TRẦN TUẤN |

Trên địa bàn xã Kỳ Hưng, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có nhà máy nước đang hoạt động, cung cấp nước cho nhiều xã lân cận. Vậy nhưng chính dân xã này lại không được sử dụng nước sạch. 

Bất an khi dùng nước nhiễm phèn...

Xã Kỳ Hưng có 513 hộ dân với 2.038 nhân khẩu. Vấn đề nước sạch ngày càng trở nên cấp bách đối với họ, nhất là đối với người dân thôn Trần Phú và thôn Hưng Phú vì tỉ lệ nhiễm phèn, nhiễm mặn ở đây rất cao.

Ông Nguyễn Văn Tuyên (57 tuổi, trú thôn Trần Phú) – cho biết, từ trước tới nay, gia đình ông cũng như bao gia đình khác đều sử dụng giếng khơi. Thế nhưng, giếng khơi hầu hết đều bị nhiễm phèn. 3 năm trước, gia đình ông đã đầu tư làm một cái giếng khoan và mua thêm một máy lọc nước hết gần 10 triệu đồng. Dù vậy, ông Tuyên vẫn thấy chưa yên tâm. “Chúng tôi mong sớm được sử dụng nước sạch của nhà máy nước mới yên tâm được” – ông Tuyên nói.

  1. Gia đình ông Tuyên cũng phải dùng nước giếng khơi và giếng khoan. Ảnh: Trần Tuấn
    Gia đình ông Tuyên cũng phải dùng nước giếng khơi và giếng khoan. Ảnh: Trần Tuấn
    Dù đã có máy lọc nước những nhiều người dân xã Kỳ Hưng vẫn không yên tâm do nước nhiễm phèn. Ảnh: Trần Tuấn
    Nhiều gia đình ở đây dù đã có máy lọc nước nhưng vẫn không yên tâm do nước nhiễm phèn. Ảnh: Trần Tuấn

Tại thôn Hưng Phú, gia đình bà Phan Thị Thu (56 tuổi) cũng đang sử dụng giếng khoan để lấy nước ăn uống và một giếng khơi dùng để rửa. Bà Thu cho biết, giếng khơi bị nhiễm phèn nặng, nên dù kinh tế khó khăn, gia đình cũng vay mượn đầu tư mua thêm cái máy lọc nước. Thế nhưng, nước sau khi đã lọc, dù nhìn vẫn trong, cảm giác vẫn không yên tâm.

“Nhiều năm nay, người dân chúng tôi kiến nghị lên chính quyền quan tâm cấp nước sạch cho dân sử dụng, nhưng kiến nghị này vẫn chưa được giải quyết” – bà Thu nói. Chồng bà Thu, ông Nguyễn Văn Biểu (60 tuổi) cho biết, ở đây khoan cạn thì nước nhiễm phèn, nên khoan tối thiểu phải tầm 20m mới có nước tương đối để dùng. Có nhà khoan đến 4 lần nhưng gặp phải đá tổ ong ở dưới đáy nên phải khoan đến lần thứ 5 mới có nước để dùng.

... và bất bình vì có nhà máy nước sạch tại xã nhưng không thể dùng

Ngày 5.10, ông Nguyễn Đình Tài – Chủ tịch UBND xã Kỳ Hưng – cho biết, lâu nay nhu cầu sử dụng nước sạch là vấn đề “nóng”, được quan tâm nhiều nhất của xã, tại nhiều cuộc họp, tiếp xúc cử tri, người dân đều kiến nghị các cấp quan tâm, bởi ở xã, nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Đặc biệt, từ lâu có một nhà máy nước sạch đóng trên địa bàn xã mà dân của xã không được dùng. Trong khi, nhà máy này đã cung cấp nước cho nhiều xã, phường khác lân cận như phường Sông Trí, xã Kỳ Châu, một phần Kỳ Ninh, Kỳ Hà… nên người dân càng bất bình.

Nguyên nhân xã Kỳ Hưng chưa được dùng nước sạch, theo ông Tài là do nguồn kinh phí của xã không có, dân cũng nghèo, không có để đóng góp cùng với xã thực hiện. “Ngân sách khó khăn nên chúng tôi mong muốn được sự quan tâm, đầu tư theo hướng xã hội hóa, để người dân sớm có nước sạch sử dụng, tránh sử dụng nước không đảm bảo cho sức khỏe” – ông Tài nói.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn hộ dân Đà Nẵng chờ đợi hứng từng xô nước sạch

Nguyễn Thi |

Nhiều năm gần đây, câu chuyện thiếu nước sạch tại Đà Nẵng trở thành quen thuộc, “đến hẹn lại lên”. Một trong những nguyên nhân là nguồn nước đầu nguồn bị nhiễm mặn. Hàng nghìn hộ dân sống ở đô thị phải chờ đợi hứng từng xô nước, trong khi chính quyền phải “xin” nước từ thuỷ điện để đẩy mặn.

Ra mắt Công đoàn Cty CP sản xuất kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội

Nguyễn Thế Thiệu |

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Công đoàn Cty CP Sản xuất kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội. Đây là đơn vị thứ 3 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thành lập trong năm 2018.

Cư dân Tân Tây Đô: "Chúng tôi cần nguồn nước sạch, không cần giải pháp cải tạo nguồn nước nhiễm Asen"

Phạm Anh |

Cư dân khu đô thị Tân Tây Đô đã gửi thư từ chối buổi làm việc với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của Bộ Y tế vì cho rằng, họ cần nguồn nước sạch mới, chứ không phải cải tạo lại nguồn nước không đảm bảo mà họ phải sử dụng suốt 5 năm qua.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Hàng nghìn hộ dân Đà Nẵng chờ đợi hứng từng xô nước sạch

Nguyễn Thi |

Nhiều năm gần đây, câu chuyện thiếu nước sạch tại Đà Nẵng trở thành quen thuộc, “đến hẹn lại lên”. Một trong những nguyên nhân là nguồn nước đầu nguồn bị nhiễm mặn. Hàng nghìn hộ dân sống ở đô thị phải chờ đợi hứng từng xô nước, trong khi chính quyền phải “xin” nước từ thuỷ điện để đẩy mặn.

Ra mắt Công đoàn Cty CP sản xuất kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội

Nguyễn Thế Thiệu |

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Công đoàn Cty CP Sản xuất kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội. Đây là đơn vị thứ 3 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thành lập trong năm 2018.

Cư dân Tân Tây Đô: "Chúng tôi cần nguồn nước sạch, không cần giải pháp cải tạo nguồn nước nhiễm Asen"

Phạm Anh |

Cư dân khu đô thị Tân Tây Đô đã gửi thư từ chối buổi làm việc với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của Bộ Y tế vì cho rằng, họ cần nguồn nước sạch mới, chứ không phải cải tạo lại nguồn nước không đảm bảo mà họ phải sử dụng suốt 5 năm qua.