Có nên quá lo khi dòng người từ các tỉnh phía Nam tiếp tục hồi hương

Thanh Hải |

Từ sau khi nới giãn cách xã hội ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam, dòng người hồi hương tăng mỗi ngày. Theo đó cũng dấy lên lo ngại về việc sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực khi TP.HCM và các tỉnh phía Nam khôi phục sản xuất. Điều đó đúng, nhưng không đến nỗi bi quan...

Minh chứng rõ nhất là tại Quảng Nam, nơi có hàng vạn lao động hồi hương kể từ đầu đợt dịch COVID-19 tháng 4 đến nay. Khi về quê, số lao động này đương nhiên thất nghiệp, tuy vậy, khi doanh nghiệp địa phương tuyển dụng thì phần lớn họ không muốn xin việc, đi làm tại quê nhà.

Theo Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam, ông Võ Văn Dũng, hiện các doanh nghiệp tỉnh này đang tuyển dụng 4.000 đến 5.000 vị trí công việc, nhưng vẫn không tìm được người đăng ký. Trong khi đó, số lao động từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch rất đông. Đây là một nghịch lý.

Khảo sát của Trung tâm dịch vụ việc làm tại 6 huyện thị ở Quảng Nam cho thấy, nhu cầu xin việc của những người hồi hương từ TPHCM về là rất ít. Trong số ít những người tìm việc cũng chỉ muốn làm tạm thời, bởi hết dịch họ lại vào TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp ở Quảng Nam không tuyển dụng lao động được như công việc, ngành nghề không phù hợp, nhiều người vướng sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ nên doanh nghiệp ở quê không muốn nhận... Ngay số này cũng có nguyện vọng trở vào Nam khi dịch bệnh được kiểm soát, an toàn, nên doanh nghiệp tuyển dụng cũng sợ bị nhảy , bỏ việc.

Tương tự, tại Đắk Lắk, dòng người hồi hương cũng hơn 80.000 người, phần lớn trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, tổng số lao động tại 1 khu công nghiệp và hơn 10 cụm công nghiệp trên toàn tỉnh này chỉ... chưa tới 10.000 người. Có phát triển nhanh, tuyển dụng nhiều cũng không thể giải quyết hết lao động hồi hương. Chưa kể, ngay với số lao động tại chỗ, hiện nay Đắk Lắk vẫn chưa thể tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, giải quyết đủ các chính sách hỗ trợ, thì khó có thể "giang tay" để giúp lao động hồi hương. Phần lớn các lao động được hỏi đều cho biết chỉ muốn kiếm việc làm tạm thời, chờ khi dịch bệnh lắng xuống, các doanh nghiệp phía Nam hoạt động trở lại là họ sẽ quay trở lại miền Nam, quay lại chỗ làm cũ.

Ngoài ra, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... là vùng đất mà họ đã lựa chọn, gắn bó, và đã quen thuộc nếp sống đô thị. Quê hương dù rất đỗi luyến thương, nhưng phần lớn là không đáp ứng được nhu cầu tìm việc tại chỗ. Nhất là vùng duyên hải, thiên tai triền miên, đất đai khô cằn, nông nghiệp ngày càng bó hẹp... Khó khăn ở quê nhà từng là lý do mà nhiều lớp người đã ra đi. Trở về quê khi TP.HCM mở cửa, nới lỏng các biện pháp phòng dịch cũng là cách để những người con xa quê này tìm về với gia đình, bố mẹ, với quê hương để tạm nghỉ ngơi, để được an ủi sau những tháng ngày dài trải qua dịch dã nghiêm trọng.

Tất nhiên, dòng người ngược vô Nam sẽ không ngay lập tức, hay ào ạt, chen chúc, cùng một lúc như mỗi dịp sau Tết nguyên đán. Sẽ có nhiều người chọn ở lại quê hương, hoặc tạm gửi con cái lại bố mẹ... Nhưng chắc chắn, phần lớn những thanh niên trai trẻ, lứa tuổi lao động sẽ quay lại đô thị, vào Nam, vào TP.HCM trong một ngày sớm nhất. Đó không phải là niềm tin mà là thực tiễn ở miền Trung.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Lao động hồi hương khó tìm được việc làm tại quê nhà

Nhóm PV Tây Nguyên |

Gia Lai và Đắk Lắk là những địa phương có số lượng lao động hồi hương nhiều nhất từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh. Chính quyền hai địa phương này vẫn đang gặp nhiều khó khăn giải quyết nhu cầu việc làm cho họ...

Hàng nghìn người từ các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục hồi hương về Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Hai ngày qua, khoảng 2.000 người người tạm trú, làm việc từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã di chuyển bằng phương tiện cá nhân vượt hàng trăm cây số về quê nhà tại Đắk Lắk.

Đắk Lắk tiếp tục tạo điều kiện cho con em công dân hồi hương đến trường

BẢO TRUNG |

Ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho con em công dân tạm trú ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam hồi hương đến trường, tiếp tục chương trình năm học 2021-2022.

Lao động hồi hương ở Đắk Lắk chật vật xoay tiền đóng học phí cho con

BẢO TRUNG |

Nhiều người lao động tạm trú, làm việc ở các tỉnh khu vực phía Nam vừa hồi hương, về quê nhà ở Đắk Lắk đang phải chật vật, xoay sở tiền bạc để đóng các khoản phí đầu năm cho con em mình.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Lao động hồi hương khó tìm được việc làm tại quê nhà

Nhóm PV Tây Nguyên |

Gia Lai và Đắk Lắk là những địa phương có số lượng lao động hồi hương nhiều nhất từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh. Chính quyền hai địa phương này vẫn đang gặp nhiều khó khăn giải quyết nhu cầu việc làm cho họ...

Hàng nghìn người từ các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục hồi hương về Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Hai ngày qua, khoảng 2.000 người người tạm trú, làm việc từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã di chuyển bằng phương tiện cá nhân vượt hàng trăm cây số về quê nhà tại Đắk Lắk.

Đắk Lắk tiếp tục tạo điều kiện cho con em công dân hồi hương đến trường

BẢO TRUNG |

Ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho con em công dân tạm trú ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam hồi hương đến trường, tiếp tục chương trình năm học 2021-2022.

Lao động hồi hương ở Đắk Lắk chật vật xoay tiền đóng học phí cho con

BẢO TRUNG |

Nhiều người lao động tạm trú, làm việc ở các tỉnh khu vực phía Nam vừa hồi hương, về quê nhà ở Đắk Lắk đang phải chật vật, xoay sở tiền bạc để đóng các khoản phí đầu năm cho con em mình.