Có nên bỏ chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?

Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) |

Ngoài chứng chỉ ngoại ngữ, tin học sắp được “khai tử” (dự kiến tháng 2.2021) rất được thầy cô hoan nghênh, nhiều thầy cô cũng tâm tư nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ luôn chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì hay biết mấy!

Vậy, vì sao nên bỏ chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên?

Theo Thông tư số: 22/2015/TTLT-BGDĐT- BNV thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập quy định tại Điều 5, Mục 2, Khoản d: Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học… phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III.

Cụ thể: Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số: V.07.04.102. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số: V.07.04.113. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số: V.07.04.12. Do vậy, hiện nay, giáo viên đều phải bắt buộc học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III tùy thuộc vào hạng đang giữ.

Chương trình học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là những kiến thức chung cụ thể.

Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung; Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp; Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

Đây không phải là kiến thức chuyên môn nên chăng ngành giáo dục cần tập trung thời gian tổ chức bồi dưỡng phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên về phương pháp giảng dạy thì thiết thực hơn.

Để được đứng trên bục giảng thầy cô phải mất 3 năm đối với hệ CĐSP, 4 năm với hệ Đại học sư phạm đảm bảo được trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy và thể hiện trong các văn bằng cao đẳng, đại học sư phạm (hoặc chứng chỉ sư phạm cho giáo viên tốt nghiệp đại học ngoài sư phạm).

Nay yêu cầu tất cả giáo viên phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp liệu có phù hợp không?

Hầu hết các địa phương trong cả nước triển khai cho giáo viên đăng ký học bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III. Một số giáo viên hỏi nếu không đăng ký học có được không?

Câu trả lời chung là phải học để giữ hạng và để tính hưởng lương mới từ năm 2022 theo vị trí, việc làm chức danh nghề nghiệp, do vậy tất cả giáo viên dù muốn hay không cũng đều phải đăng ký học.

Theo ý kiến của đa số giáo viên việc phải học để có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III là không cấp thiết và cần thiết vì như phân tích ở trên, không phải học để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, cho việc đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực hiện từ năm 2020-2021 (đối với lớp 2 - 6) mà học chỉ để cập nhật cho đủ chứng chỉ theo thông tư số 22.

Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét các chứng chỉ nào không thật cần thiết hãy nên giảm cho giáo viên và cũng tránh được việc lãng phí rất lớn số tiền thầy cô phải bỏ ra để học lấy các chứng chỉ nói trên đặc biệt là tiết kiệm được thời gian của thầy cô.

Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên vẫn khổ vì chứng chỉ ngoại ngữ trước khi có quy định bỏ

Trang Hà - Duy Thiên |

Dù Bộ GDĐT đã công bố sẽ bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên, nhưng nhiều thầy cô cho biết, trước khi quy định này có hiệu lực, họ vẫn phải tốn kém đi hoàn thiện các loại văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho việc giữ hạng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bao giờ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên, công chức?

Vương Liên Đông |

PV Lao Động đặt câu hỏi, tới Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ liên quan tới việc bao giờ xoá bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học "hành" công chức, viên chức?

Bộ GDĐT nói gì về việc bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

Đặng Chung |

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên và Bộ GDĐT cũng thấy yêu cầu cần có những chứng chỉ này chỉ mang tính hình thức.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giáo viên vẫn khổ vì chứng chỉ ngoại ngữ trước khi có quy định bỏ

Trang Hà - Duy Thiên |

Dù Bộ GDĐT đã công bố sẽ bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên, nhưng nhiều thầy cô cho biết, trước khi quy định này có hiệu lực, họ vẫn phải tốn kém đi hoàn thiện các loại văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho việc giữ hạng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bao giờ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên, công chức?

Vương Liên Đông |

PV Lao Động đặt câu hỏi, tới Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ liên quan tới việc bao giờ xoá bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học "hành" công chức, viên chức?

Bộ GDĐT nói gì về việc bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

Đặng Chung |

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên và Bộ GDĐT cũng thấy yêu cầu cần có những chứng chỉ này chỉ mang tính hình thức.