Cỗ mừng thọ “núp bóng” tiệc tất niên

Trịnh Viết Hiệp |

Khi mà trào lưu lễ mừng thọ cho người cao tuổi vào đầu năm mới cùng với tiệc cỗ linh đình bị các phương tiện truyền thông và xã hội phê phán mạnh mẽ, thì năm nay, chuyện tổ chức ăn nhậu linh đình kiểu này đã được "đổi mới" dưới hình thức khác.

Những năm gần đây, khi trào lưu lễ mừng thọ cho người cao tuổi vào đầu năm mới thường được tổ chức tiệc cỗ linh đình, đã bị các phương tiện truyền thông và xã hội phê phán mạnh mẽ, thì năm nay, tôi nhận thấy một điều khá "mới mẻ" về chuyện này, đó là: mọi nhà có người cao tuổi sẽ thay tổ chức khao thọ vào đầu xuân năm mới sang tổ chức làm cỗ vào mấy ngày trước tết nguyên đán.

Bằng cách này, tiệc cỗ mừng thọ được con cháu tổ chức khéo léo "núp bóng" thành buổi tiệc tất niên. Làm như vậy để tránh tiếng, tránh những lời đồn đại về một lễ mừng thọ linh đình tốn kém, mà khi mời quan khách xóm giềng tới ăn cỗ thì được "ngụy trang" thành bữa tiệc... tất niên để chung vui.

Một nhà làm tiệc cỗ như vậy, mọi nhà trong làng, trong xóm cũng làm tiệc cỗ khao thọ kiểu "núp bóng" như thế, vì vậy mà khi được mời ăn cỗ... tất niên thì ai cũng "ngầm" hiểu là đi ăn tiệc khao mừng thọ, nên việc chuẩn bị phong bao có tiền bên trong là không thể thiếu được!

Năm rồi về quê, thấy những ngày cuối Chạp, mẹ, cha tôi cứ đi ăn cỗ liên miên. Thấy lạ, tôi hỏi thì mẹ tôi bảo: "Vài năm nay người ta khao thọ cho ông bà, cha mẹ đều làm cỗ kiểu tiệc tất niên như vậy! Không riêng gì ở cái làng này, xã này, mà cả tổng, cả huyện người ta cũng làm khao thọ như vậy.

Sở dĩ họ làm thế là để... tránh tiếng cho lễ mừng thọ, khi bước sang năm mới, người ta chỉ tổ chức tiệc trà thuốc, tiệc ngọt, chứ không còn có cỗ bàn nữa. Chính vì thế mà trào lưu phổ biến làm cỗ khao thọ ăn từ trong năm...". Cha tôi thì thở dài cho hay: "Kiểu làm cỗ khao thọ núp bóng tiệc tất niên như vậy cũng có khác gì đâu, chẳng qua thời điểm làm cỗ không trùng với ngày tiệc chính khao thọ, chứ nó vẫn tốn kém về tiền bạc, và dân làng, họ hàng thì cũng vẫn phải lo tiền đi "trả nợ" đến đau cả đầu...".

Hỏi chuyện cha, mẹ tôi, ông bà cho biết, dịp cuối năm rồi phải đi 7 đám "tiệc tất niên", mỗi đám tiệc phải kèm theo một chiếc phong bì bên trong chứa từ 100-200 ngàn đồng. Vài chỗ trong diện họ hàng thân thiết thì phong bì phải "nặng" lên tới 500 ngàn đồng là khó tránh khỏi, bởi nếu đi ít tiền sẽ bị dè bửu là này nọ, bủn xỉn,... nên đành phải cố. Rồi bố, mẹ tôi than là hầu như năm nào mà chẳng phải lo một, vài triệu tiền đi mừng thọ, bởi người ta làm cỗ "tất niên" mà mời là phải đi ăn, mà đã đi ăn là nhất định phải kèm tiền, thậm chí không đi ăn cỗ cũng phải gửi tiền mừng...

Vâng, nghe chuyện cỗ mừng thọ được biến tấu thành... tiệc tất niên tôi cũng thấy buồn cười, vì nếu như các gia đình "tránh tiếng" không muốn làm cỗ linh đình trong chính ngày khao thọ cho ông bà, cha mẹ, thì việc họ chuyển sang làm cỗ trước từ những ngày cuối năm và mời dân làng, quan khách ăn uống thì cũng đâu có giản tiện được chút tiền bạc nào, mà suy cho cùng thì dẫu có chuyển đổi tên tiệc mời khách, đổi ngày làm cỗ..., thì cả làng, cả xã đều vẫn biết đó là tiệc cỗ mừng thọ, nên việc tốn kém về tiền bạc, vật chất đâu có khác gì.

Theo tôi, việc các gia đình ở một số miền quê làm cỗ bàn linh đình trong việc khao thọ cho người cao tuổi rồi mời dân làng, quan khách nói là "tiệc tất niên" là không nên chút nào, mà tốt hơn nhất là nên giản tiện chỉ bằng tiệc trà nước, tiệc bánh kẹo, trái cây giản đơn để mọi người tới chung vui gửi lời chức mừng sức khỏe tới người cao tuổi sống lâu trăm tuổi.

Việc tham dự tiệc lễ mừng thọ người cao tuổi bằng tiền là cũng không nên chút nào, mà nên thay thế tiền bằng các món quà, vật dụng sinh hoạt thân thuộc đầy hữu ích thường ngày đối với người già như: lụa, áo quần, sữa, bánh trái, thậm chí là cả bằng thuốc bổ, thuốc chữa bệnh... Việc thay thế trào lưu tặng tiền bằng quà, hiện vật trong lễ mừng thọ cũng là để giảm bớt một phần nỗi lo về tiền cho mọi người.                                                                                                 

Trịnh Viết Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Lạm thu đang núp bóng các khoản “tự nguyện” ở trường học?

K.Q |

Tôi có con đang theo học ở Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), vào đầu năm học 2016-2017, giáo viên tổ chức họp phụ huynh để thống nhất các khoản thu. Cũng như năm học trước, một số khoản thu được đưa ra không hợp lý, nhưng tâm lý ngại va chạm và sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của con, nên tôi và phần lớn phụ huynh miễn cưỡng phải đồng ý.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Lạm thu đang núp bóng các khoản “tự nguyện” ở trường học?

K.Q |

Tôi có con đang theo học ở Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), vào đầu năm học 2016-2017, giáo viên tổ chức họp phụ huynh để thống nhất các khoản thu. Cũng như năm học trước, một số khoản thu được đưa ra không hợp lý, nhưng tâm lý ngại va chạm và sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của con, nên tôi và phần lớn phụ huynh miễn cưỡng phải đồng ý.