Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?

Giáo viên Nguyễn Văn Lực - Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Cuối năm học, trong bộn bề công việc nhưng thầy cô lại mất thêm thời gian để thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT.

Thông tư này quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Đánh giá về chuẩn nghề nghiệp giáo viên có bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện mỗi năm một lần. Theo đó, để được đánh giá loại Tốt thì ít nhất có 2/3 tiêu chí loại Tốt (ít nhất 10 tiêu chí), trong đó tất cả tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 (tiêu chí 3, 4, 5, 6, 7) phải xếp loại tốt và không có tiêu chí nào xếp loại đạt. Mỗi tiêu chí đánh giá từ mức đạt trở lên bắt buộc phải có minh chứng.

Nhưng bộ tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên lại bất cập. Ở năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định là bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhưng các tiêu chí 14, 15 vẫn tồn tại ở Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT và Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD.

Rồi ở tiêu chí 3 "Phát triển chuyên môn bản thân", nhiều thầy cô bị đánh giá Chưa đạt vì chưa có bằng cử nhân. Theo Luật Giáo dục 2019, Điều 72, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Nếu tiêu chí 3 chưa đạt thì xếp loại chung là: Chưa đạt, vì chưa đạt chuẩn về nghề nghiệp thì số những thầy cô chưa có bằng cử nhân này hiện đi học, còn số thầy cô lớn tuổi sắp nghỉ hưu nên không đi học, do vậy rất thiệt thòi.

Theo nhiều thầy cô, nếu thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp, chỉ nên đánh giá ở hai mức Đạt và Chưa đạt, không cần phải có mức Tốt, Khá là bảo đảm được sự khách quan, công bằng, chính xác, khoa học. Trên cơ sở đó, thầy cô phấn đấu học tập nâng cao năng lực trình độ để đạt chuẩn theo quy định là hợp lý.

Việc cập nhật và minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên lên phần mềm trực tuyến là một việc làm thừa, không cần thiết vì nhà trường đã đánh giá và lưu hồ sơ cho mỗi giáo viên.

Thiết nghĩ giáo viên đã được đào tạo chính quy, tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm, đã qua thi tuyển viên chức mới được đứng trên bục giảng, hàng năm được đánh giá rồi nên không cần phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp rất hình thức như hiện nay.

Rất mong, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên không? Giảm bớt thủ tục hành chính, giảm hồ sơ, áp lực không đáng có cũng là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thực chất.

Giáo viên Nguyễn Văn Lực - Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi thông tin đăng ký thuế như thế nào khi đổi sang CCCD gắn chíp

Minh Phương |

Khi đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, bạn cần cập nhật lại thông tin của một số giấy tờ, trong đó có thông tin đăng ký thuế. Vậy thay đổi thông tin đăng ký thuế như thế nào khi đổi sang CCCD gắn chíp?

Đề xuất bỏ nhiều chứng chỉ nghề nghiệp: Cần thiết nhằm tránh lãng phí cho giáo viên

Đặng Chung - Phạm Đông |

Hiện ngành Giáo dục quy định 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan đến đội ngũ nhà giáo. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, sẽ có 13 chứng chỉ thuộc ngành giáo dục được đề xuất cắt giảm, trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Trước đề xuất này, đội ngũ nhà giáo bày tỏ vui mừng và mong muốn được đánh giá theo năng lực thật, chứ không phải chạy theo những văn bằng, chứng chỉ không thực chất.

Giáo viên mong ngóng quyết định về giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Thiều Trang |

Những ngày qua, giáo viên trên cả nước bày tỏ vui mừng về đề xuất giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục nói riêng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô còn băn khoăn về thời gian và cụ thể những loại chứng chỉ có thể được giảm tải, để yên tâm công tác.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thay đổi thông tin đăng ký thuế như thế nào khi đổi sang CCCD gắn chíp

Minh Phương |

Khi đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, bạn cần cập nhật lại thông tin của một số giấy tờ, trong đó có thông tin đăng ký thuế. Vậy thay đổi thông tin đăng ký thuế như thế nào khi đổi sang CCCD gắn chíp?

Đề xuất bỏ nhiều chứng chỉ nghề nghiệp: Cần thiết nhằm tránh lãng phí cho giáo viên

Đặng Chung - Phạm Đông |

Hiện ngành Giáo dục quy định 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan đến đội ngũ nhà giáo. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, sẽ có 13 chứng chỉ thuộc ngành giáo dục được đề xuất cắt giảm, trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Trước đề xuất này, đội ngũ nhà giáo bày tỏ vui mừng và mong muốn được đánh giá theo năng lực thật, chứ không phải chạy theo những văn bằng, chứng chỉ không thực chất.

Giáo viên mong ngóng quyết định về giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Thiều Trang |

Những ngày qua, giáo viên trên cả nước bày tỏ vui mừng về đề xuất giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục nói riêng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô còn băn khoăn về thời gian và cụ thể những loại chứng chỉ có thể được giảm tải, để yên tâm công tác.