Chuyên gia chỉ cách “săn” việc làm cho sinh viên tốt nghiệp

Thùy Chi (Theo The Guardian) |

Dịch COVID-19 đã gây ra không ít khó khăn cho quá trình tìm việc làm, đặc biệt là với sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, cánh cửa việc làm không vì vậy mà đóng lại, hãy tham khảo một số “bí kíp” tìm việc sau từ chuyên gia tư vấn nghề nghiệp.

Dịch COVID-19 gây ra không ít khó khăn cho sinh viên tốt nghiệp trong quá trình tìm việc làm. Ảnh: A.N

Tanya de Grunwald là người sáng lập trang web tư vấn nghề nghiệp Graduate Fog tại Mỹ, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Cách kiếm việc làm trong đại dịch cho sinh viên tốt nghiệp đại học”. Dưới đây là một số chia sẻ hữu ích của Tanya de Grunwald về cách tìm việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp do The Guardian tổng hợp.

1. Tham gia các hội thảo trực tuyến

Hãy tham dự những hội thảo nghề nghiệp trực tuyến trên các website hoặc các trang mạng xã hội. Bạn hãy tham gia chúng một cách nghiêm túc, nếu có thể hãy bật camera lên, ghi chú và nhiệt tình đặt câu hỏi. Sau đó, bạn có thể gửi email cho những nhà tuyển dụng trong hội thảo và nói rằng bạn là người đã đặt câu hỏi, rằng bạn thực sự quan tâm đến công ty của họ. Bạn có thể hỏi xem họ hoặc ai đó có 10 phút cho một cuộc trao đổi nhanh hay không và tận dụng cơ hội này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2. Nghiên cứu kỹ trước khi bắt đầu xin việc

Một trong những sai lầm lớn mà sinh viên mới ra trường mắc phải là nhảy thẳng vào giai đoạn xin việc mà không tìm hiểu những gì đang diễn ra ở thế giới ngoài kia. Hãy nghe podcast trong ngành, tham gia các nhóm Facebook có liên quan và theo dõi những người đứng đầu của các doanh nghiệp trên mạng xã hội. Khi tham gia các nhóm tìm việc, hãy là một phần của cuộc trò chuyện bằng cách đọc những gì đang được thảo luận ở các bình luận bên dưới. Bạn sẽ thu thập được rất nhiều thông tin từ những người trong ngành.

3. Thêm những trải nghiệm thực tế vào CV

Trong thời gian này, bạn sẽ thấy các nhà tuyển dụng đặt nhiều hơn những câu hỏi thiên về kỹ năng trong các cuộc phỏng vấn. Các câu hỏi sẽ xoay quanh những vấn đề như "Làm thế nào bạn giữ được tinh thần trong thời điểm khó khăn?" hoặc "Bạn đã giúp đỡ người khác như thế nào trong thời gian này?”.

Kinh nghiệm làm việc của sinh viên mới ra trường trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại là rất khó có được, thay vào đó hãy thể hiện trải nghiệm thực tế của bạn. Nếu bạn đã từng tham gia những hoạt động xã hội, công tác cộng đồng nào, đừng ngại thêm những điều đó vào hồ sơ của mình. Nhà tuyển dụng hiểu rằng những sinh viên tốt nghiệp ở thời điểm dịch bệnh giống bạn đều đang trải qua một thời kỳ rất khó khăn. Họ sẽ không có những kỳ vọng cao về kinh nghiệm làm việc giống như những kỳ sinh viên tốt nghiệp trước đó.

4. Đừng lo lắng nếu không tìm được công việc mơ ước

Hãy tạm thời hoãn lại việc tìm kiếm công việc mơ ước trong khoảng thời gian này và hãy nghĩ tới việc làm cho những công ty có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng linh hoạt khác mà bạn chưa có. Một trong những cách thông minh để tìm những công việc như vậy đó là tham gia vào các nhóm tìm việc trên Facebook. Những thông tin tuyển dụng trên nền tảng này thường sẽ thân mật hơn, họ có xu hướng cần người nhanh chóng và không đòi hỏi ứng viên có quá nhiều kinh nghiệm.

5. Chọn những ngành nghề đang phát triển

Nên tập trung xin việc ở những lĩnh vực nghề nghiệp đang phát triển tốt vào thời điểm này như năng lượng tái tạo, bán lẻ trực tuyến hay công nghệ sinh học. Những ngành nghề này có vẻ sẽ không đúng chuyên ngành của bạn, đừng lo lắng, sẽ luôn có những vị trí trong bộ phận bán hàng, nhân sự hay tiếp thị có thể phù hợp với bạn. Đây không phải là lúc thích hợp để bạn tham gia vào những lĩnh vực đang gặp khó khăn, chẳng hạn như khách sạn hoặc hàng không.

Thùy Chi (Theo The Guardian)
TIN LIÊN QUAN

Người lao động gặp khó khăn khi tìm việc đầu năm

Khánh An |

Dù các đơn vị tuyển dụng không yêu cầu quá cao về bằng cấp, mức lương cũng không quá thấp, nhưng nhiều người lao động vẫn gặp khó khi tìm kiếm việc làm đầu năm.

Tìm việc đầu năm chủ yếu ở mức lương từ 6-8 triệu đồng/tháng

Nam Dương |

Người lao động tìm các công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, mức lương cơ bản dao động từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng.

Lao động tìm việc “tay ngang” để có thu nhập

Thuỳ Trang |

Làm công nhân, thợ xây, bảo vệ cho đến bán hàng online hay dọn dẹp nhà cửa theo giờ... là những công việc đang được nhiều lao động tại TP.Đà Nẵng lựa chọn. Với tiêu chí, miễn là công việc học nhanh, dù tay ngang nhưng có thu nhập, người lao động sẵn sàng nhận bởi dịch bệnh COVID-19 chưa biết diễn biến ra sao, miễn là có thu nhập.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Người lao động gặp khó khăn khi tìm việc đầu năm

Khánh An |

Dù các đơn vị tuyển dụng không yêu cầu quá cao về bằng cấp, mức lương cũng không quá thấp, nhưng nhiều người lao động vẫn gặp khó khi tìm kiếm việc làm đầu năm.

Tìm việc đầu năm chủ yếu ở mức lương từ 6-8 triệu đồng/tháng

Nam Dương |

Người lao động tìm các công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, mức lương cơ bản dao động từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng.

Lao động tìm việc “tay ngang” để có thu nhập

Thuỳ Trang |

Làm công nhân, thợ xây, bảo vệ cho đến bán hàng online hay dọn dẹp nhà cửa theo giờ... là những công việc đang được nhiều lao động tại TP.Đà Nẵng lựa chọn. Với tiêu chí, miễn là công việc học nhanh, dù tay ngang nhưng có thu nhập, người lao động sẵn sàng nhận bởi dịch bệnh COVID-19 chưa biết diễn biến ra sao, miễn là có thu nhập.