Chương trình sách giáo khoa mới: Giáo viên “ngơ ngác”

QUANG ĐẠI |

Theo quyết định của Quốc hội, chương trình sách giáo khoa (SGK) mới thực hiện chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp trung học phổ thông.

Mặc dù thời gian chuẩn bị không còn nhiều, chương trình có nhiều điểm mới, nhiều thay đổi, tuy nhiên cho đến nay, đội ngũ giáo viên (GV) vẫn chưa được thông tin một cách đầy đủ.

Cô Nguyễn Thanh Hà, giáo viên THPT tại Hà Tĩnh, cho biết: “Cho đến nay, tôi chưa nhận được thông tin chính thức từ nhà trường hoặc cơ quan quản lý giáo dục về nội dung, chương trình SGK mới. Chúng tôi vẫn giảng dạy theo chương trình hiện hành. Việc tập huấn, bồi dưỡng hay đào tạo theo chương trình mới cũng chưa thực hiện”.

“Rút kinh nghiệm” từ những đợt thay SGK trước, cô Thanh Hà cho biết: “Thường khi chuẩn bị thí điểm hoặc triển khai chương trình mới thì mới có chương trình tập huấn cho GV. Thời gian thường gấp gáp, chất lượng không cao, chủ yếu GV tự mày mò để làm”.

Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho biết, cần có thời gian để chuẩn bị cho việc thay SGK. Tuy nhiên, vị này cũng thẳng thắn chia sẻ là vẫn chưa biết lộ trình, việc làm cụ thể, mà đang trong tâm thế chờ đợi. Vì nhiệm vụ của cả ngành là phải tập trung giảng dạy theo chương trình hiện hành, muốn chuẩn bị cho chương trình mới cũng rất khó.

Thầy Nguyễn Đức Chiến, GV THPT tại Nghệ An, chia sẻ: “Tôi cũng chưa biết chương trình sách giáo khoa mới “mặt ngang mũi dọc” như thế nào. Đọc trên báo, thấy môn Văn chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc, còn lại là tự chọn. Anh em cũng chưa hình dung sẽ dạy học ra sao, thi cử, đánh giá thế nào”.

Một cán bộ quản lý giáo dục ở Thanh Hóa lo lắng: “Chương trình mới có nhiều thay đổi, như có thêm nội dung môn học, học phần tự chọn, trải nghiệm, ngoại ngữ 2... Trước đây, việc thực hiện chương trình tự chọn cho thấy không hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý, cân đối GV, kinh phí. Nếu không có những phương án cụ thể, sát thực tiễn, có thể xảy ra “vỡ trận” trong khâu quản lý”.

Thực tế, lường trước những khó khăn của việc áp dụng chương trình mới, Bộ GD-ĐT đã chủ động xin lùi thời gian thực hiện, để có điều kiện chuẩn bị kỹ hơn. Dù vậy, theo các cơ sở, địa phương…,  thời gian không còn xa nhưng khâu chuẩn bị vẫn chủ yếu là về mặt… tinh thần. Theo đề án chương trình phổ thông tổng thể, không có nguồn kinh phí hỗ trợ cơ sở và GV trong việc thay đổi chương trình.

Đây là điều rất đáng lo ngại, có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nếu triển khai chương trình mới mà không có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng về nhiều mặt.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Sở GDĐT làm sách giáo khoa riêng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Đặng Chung |

Nếu cho phép các Sở GDĐT ở địa phương được quyền đứng ra biên soạn sách giáo khoa riêng thì chẳng khác nào, thay vì trung ương độc quyền, nay chuyển thành địa phương độc quyền. Bản chất giáo viên vẫn chưa được tự chủ về chuyên môn, người học vẫn không có quyền được lựa chọn.

Ngành giáo dục gấp rút chuẩn bị điều kiện áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới

Bích Hà |

Bộ GDĐT sẽ hoàn chỉnh dự thảo các chương trình môn học để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ, xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân trước ngày 12.1.2018.

Biên soạn sách giáo khoa - bàn chuyện độc quyền

LÊ THANH PHONG |

Giám đốc Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn trả lời đại biểu tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, HĐND sáng 6.12 về biên soạn sách giáo khoa rằng, sau khi biên soạn xong, bộ sách sẽ được trình lên Bộ GDĐT để bộ phê duyệt trước rồi mới thực hiện, tất nhiên phải hoàn tất trước khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Sở GDĐT làm sách giáo khoa riêng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Đặng Chung |

Nếu cho phép các Sở GDĐT ở địa phương được quyền đứng ra biên soạn sách giáo khoa riêng thì chẳng khác nào, thay vì trung ương độc quyền, nay chuyển thành địa phương độc quyền. Bản chất giáo viên vẫn chưa được tự chủ về chuyên môn, người học vẫn không có quyền được lựa chọn.

Ngành giáo dục gấp rút chuẩn bị điều kiện áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới

Bích Hà |

Bộ GDĐT sẽ hoàn chỉnh dự thảo các chương trình môn học để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ, xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân trước ngày 12.1.2018.

Biên soạn sách giáo khoa - bàn chuyện độc quyền

LÊ THANH PHONG |

Giám đốc Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn trả lời đại biểu tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, HĐND sáng 6.12 về biên soạn sách giáo khoa rằng, sau khi biên soạn xong, bộ sách sẽ được trình lên Bộ GDĐT để bộ phê duyệt trước rồi mới thực hiện, tất nhiên phải hoàn tất trước khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.