Chưa trả đất lấn chiếm dù đã hết hạn “tối hậu thư” của doanh nghiệp

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi phát hiện hàng chục hộ dân lấn chiếm đất trồng keo trái phép tại dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, doanh nghiệp này đã ra “tối hậu thư” yêu cầu người dân di dời cây, hàng rào trả lại đất nhưng hết hạn, vẫn chưa có người dân nào chấp hành.

Chiều 28.2, ông Võ Phi Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) - cho biết, dù công ty đã gửi thông báo và danh sách các hộ dân ở xã Cẩm Mỹ và xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) chiếm đất trái phép của công ty trồng keo phải di dời keo, hàng rào để trả lại đất cho công ty trước ngày 29.2.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã hết thời hạn đặt ra nhưng vẫn chưa có hộ dân nào chấp hành di dời cây, di dời hàng rào để trả lại đất.

“Chúng tôi đã thông báo như vậy nhưng rất khó để người dân tự chủ động chấp hành. Chắc chắn chúng tôi phải xây dựng phương án để nhờ Công an can thiệp quyết liệt thì may ra mới được” - ông Long nói.

Trước đó, ngày 16.2, Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đã có thông báo gửi đến UBND xã Cẩm Mỹ, UBND xã Cẩm Quan và 40 hộ dân ở 2 xã này về việc yêu cầu các hộ dân đã lấn chiếm đất của công ty trồng keo với tổng diện tích gần 70 ha thì phải di dời cây, hàng rào để trả lại đất cho công ty trước ngày 29.2.

Nhiều người dân ngoài chiếm đất còn lập hàng rào bằng cọc bê tông trên phần đất lấn chiếm của Công ty Bình Hà. Ảnh: Trần Tuấn
Nhiều người dân ngoài chiếm đất còn lập hàng rào bằng cọc bê tông trên phần đất lấn chiếm của Công ty Bình Hà. Ảnh: Trần Tuấn

Với gần 70 ha người dân lấn chiếm trái phép đó, theo ông Long có khoảng 30 ha lấn chiếm từ đầu năm 2024, số còn lại lấn chiếm từ những năm trước.

Ông Võ Phi Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà - cũng cho biết thêm, hiện Công ty Đồng Giao ở Ninh Bình đang tìm hiểu để hợp tác với Công ty Bình Hà trồng dứa tại Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu ở Hà Tĩnh.

Nhiều dãy chuồng trại của Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty Bình Hà bỏ hoang vì chăn nuôi không hiệu quả. Ảnh: Trần Tuấn.
Nhiều dãy chuồng trại của Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty Bình Hà bỏ hoang vì chăn nuôi không hiệu quả. Ảnh: Trần Tuấn

Thông tin có đối tác vào hợp tác thực hiện Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu với công ty Bình Hà ở Hà Tĩnh được nhiều người quan tâm.

Cả người dân và chính quyền đều mong dự án hiệu quả, tránh để hoang diện tích đất lớn lãng phí dẫn đến phát sinh hệ lụy người dân vào lấn chiếm trồng keo.

Dự án Chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2015 với tổng vốn đầu tư 4.582 tỉ đồng, diện tích đất sử dụng 2.163ha tại huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh với quy mô 254.200 con bò/năm.

Tuy nhiên, dự án sau đó không hiệu quả, lãnh đạo công ty và một số cán bộ ngân hàng liên quan cho dự án vay vốn bị khởi tố. Tháng 5.2021, dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy mô giảm còn 1.227ha với tổng vốn đầu tư 1.800 tỉ đồng.

Quy mô đàn bò giảm xuống còn 35.000 con, đồng thời bổ sung thêm trồng các loại dứa, chuối, ngô, cây ăn quả, cỏ, dược liệu. Sau điều chỉnh dự án, Công ty Bình Hà và đối tác kinh doanh là Công ty CP Thương mại đầu tư phát triển Do Holdings (TP.Hồ Chí Minh) đã kết hợp chăn nuôi và trồng ngô, sắn nguyên liệu, cỏ, dứa và cây dược liệu nhưng không hiệu quả nên từ ngày 31.3.2023, đối tác đã rút lui khỏi dự án.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Phá rừng tái sinh trồng keo tràm: Các đơn vị liên quan vào cuộc kiểm tra

HƯNG THƠ |

Quảng Trị- Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng chặt phá rừng tái sinh để trồng keo tràm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan vào cuộc kiểm tra.

Phá rừng phòng hộ để… trồng keo

Phương Uyên |

Đây là nghịch lý diễn ra tại rừng phòng hộ giáp ranh xã Sơn Hội và Sơn Định, huyện Sơn Hòa, Phú Yên những năm qua. Rừng tự nhiên bị cạo trọc đến đâu thì cây keo được phủ đến đó!

Hàng chục hecta rừng ở Quảng Nam bị chặt hạ để lấy đất trồng keo

Thanh Chung |

Công tác quản lý rừng lỏng lẻo, hàng chục hecta rừng được khoanh nuôi bảo vệ ở Quảng Nam bị tàn phá trái phép để lấy đất trồng keo.

Kỷ luật nhiều cá nhân vụ thu lại tiền nghỉ mát ở Cục Quản lý thị trường Bắc Giang

NHÓM PV |

Một loạt cá nhân tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã bị Tổng cục Quản lý thị trường ra quyết định kỷ luật do liên quan đến vụ công chức, người lao động bị thu lại tiền hỗ trợ tham quan, nghỉ mát.

Phụ huynh ở Đắk Lắk phản ứng vì cho rằng suất ăn của trường quốc tế như "ăn giảm cân"

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo một trường tiểu học tư thục đóng trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột đã phản hồi thông tin phản ánh trên mạng xã hội về suất ăn trưa dành cho học sinh của phụ huynh.

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh vào khu vực bãi Tư Chính

Thanh Hà |

Bãi Tư Chính ở Biển Đông là một phần của thềm lục địa Việt Nam và được xác lập hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Nút thắt cổ chai tại lối lên cầu vượt Mai Dịch khiến ùn tắc liên tục xảy ra

Tô Thế |

Những ngày qua, đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) đoạn gần tới nút giao Mai Dịch xảy ra ùn ứ kéo dài, không kể giờ cao điểm. Theo ghi nhận của PV, nguyên nhân đến từ việc có nút thắt cổ chai tại lối lên cầu vượt Mai Dịch.

Truy bắt kẻ xông vào tiệm trò chơi bắn cá, rút dao đe doạ và cướp tiền

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Công an TP Phan Thiết đang truy tìm đối tượng xông vào một tiệm trò chơi bắn cá, cướp giật điện thoại rồi dùng dao đe doạ nữ nhân viên và cướp số tiền gần 25 triệu đồng rồi tẩu thoát.

Phá rừng tái sinh trồng keo tràm: Các đơn vị liên quan vào cuộc kiểm tra

HƯNG THƠ |

Quảng Trị- Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng chặt phá rừng tái sinh để trồng keo tràm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan vào cuộc kiểm tra.

Phá rừng phòng hộ để… trồng keo

Phương Uyên |

Đây là nghịch lý diễn ra tại rừng phòng hộ giáp ranh xã Sơn Hội và Sơn Định, huyện Sơn Hòa, Phú Yên những năm qua. Rừng tự nhiên bị cạo trọc đến đâu thì cây keo được phủ đến đó!

Hàng chục hecta rừng ở Quảng Nam bị chặt hạ để lấy đất trồng keo

Thanh Chung |

Công tác quản lý rừng lỏng lẻo, hàng chục hecta rừng được khoanh nuôi bảo vệ ở Quảng Nam bị tàn phá trái phép để lấy đất trồng keo.