Chưa có phương án dự phòng, nhiều bạn trẻ vẫn sẵn sàng “nhảy việc”

MỸ LY |

Hiện tại, dù chưa có phương án dự phòng nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng “nhảy việc” bất cứ lúc nào. Theo họ chia sẻ, “nhảy việc” vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để bản thân tìm được một môi trường làm việc tốt hơn.

“Nhảy việc” dù chưa có phương án dự phòng

Vừa mới tốt nghiệp đại học, chị L.T.Đ.T (quê Sóc Trăng) đã hào hứng phỏng vấn và được nhận thử việc nhờ học lực xuất sắc. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng thử việc chưa lâu, T đã lên dự định xin nghỉ do quá áp lực.

“Tôi tìm được công việc tại một công ty truyền thông, quảng cáo. Thời gian đầu, tôi thấy khá ổn vì công việc phụ trách là viết content, đúng với chuyên ngành và sở trường của bản thân. Nhưng từ khi ký hợp đồng thử việc, tôi phải đảm nhận một khối lượng công việc rất nặng nề”, T nói.

Giới trẻ sẵn sàng nhảy việc để tìm kiếm một cơ hội mới. Ảnh minh họa: Cẩm Tú
Giới trẻ sẵn sàng “nhảy việc” để tìm kiếm một cơ hội mới. Ảnh minh họa: Cẩm Tú

Theo đó, mỗi ngày T phải viết trung bình 10 bài, mỗi bài dài khoảng 1.000 đến 2.000 từ với đủ lĩnh vực như thần số học, chứng khoán, bitcoin, thời trang, nội thất, xây dựng,… Toàn bộ từ meta, chapeau, heading đến nội dung đều do chị tự tìm tòi viết ra.

T cũng cho biết thêm, dù công việc vừa nhiều vừa áp lực nhưng chị luôn cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất. Có hôm T phải làm đến 14 tiếng mới xong công việc. Ấy thế mà mức lương nhận được chỉ có 4 triệu đồng, hoàn toàn không cân xứng với những gì bản thân bỏ ra. Chưa kể thái độ của cấp trên cũng khiến T áp lực thêm. Cho nên, chị quyết định khi hết hợp đồng thử việc sẽ tìm một công việc khác với môi trường làm việc tốt hơn.

Tìm được một công việc ở quê sau khi tốt nghiệp, N.T.D.M (quê An Giang) lại quyết định nghỉ việc sau gần nửa năm gắn bó vì muốn thử sưc ở một lĩnh vực khác.

“Sau khi ra trường, tôi được nhận đi dạy ở một trung tâm. Tuy nhiên, công việc này không liên quan đến dự định ban đầu cũng như chuyên ngành học của tôi, lý do tôi nhận nó vì gia đình tôi không muốn tôi đi làm xa. Nhưng là một trung tâm nhỏ, công việc dạy học với tôi cũng khá tẻ nhạt, cộng thêm mức lương cũng không đáp ứng nhu cầu cuộc sống”, M chia sẻ.

Cho nên, dù hiện tại chưa có bất kỳ phương án dự phòng nào nhưng M đã quyết định nộp đơn xin nghỉ để tìm kiếm một công việc có mức đãi ngộ cao hơn, phù hợp với năng lực và định hướng phát triển bản thân. Vì còn trẻ và là người thích sự náo nhiệt nên M ưu tiên hướng tới những môi trường làm việc năng động. Đặc biệt, với M, mỗi lần “nhảy việc” là trải nghiệm để bản thân tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện mình.

Thách thức khi “nhảy việc”

Dù quyết định “nhảy việc” được nhiều bạn trẻ hiện nay tin rằng sẽ là cơ hội để bản thân tìm được một môi trường làm việc tốt hơn, song, nhiều người trong số họ cũng không khỏi e ngại vì “nhảy việc” cũng tiềm ẩn thách thức.

T cho biết, trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc, chị đã phải cân nhắc rất nhiều. “Thời buổi hiện nay, muốn xin việc làm không phải dễ, để tìm được một việc đúng chuyên ngành càng khó hơn. Nên mấy ngày đầu thử việc, tôi cứ nhắc nhở bản thân phải cố gắng làm. Chưa kể dù công việc nặng nề nhưng các đồng nghiệp rất tốt, ai cũng chỉ bảo tôi tận tình”, T nói.

Tuy nhiên, khi trò chuyện với các anh chị đồng nghiệp trong công ty, T mới biết khi được nhận chính thức, khối lượng công việc sẽ còn nặng nề hơn. Và cũng vì thế mà hầu như mọi người chỉ làm được tầm 1 năm là lại xin thôi việc. Cho nên, quyết tâm “nhảy việc” của T càng chắc chắn hơn.

Hơn 1 tuần sau khi nghỉ việc ở trung tâm cũ, M hiện vẫn trong tình trạng tìm việc làm. M cho biết, bản thân có nộp hồ sơ ở một số chỗ song đều không có kết quả. “Lựa chọn “nhảy việc” khi chưa có kế hoạch thật sự khá mạo hiểm. Bởi việc làm hiện nay không dễ tìm. Chưa kể nếu vào công ty mới cũng phải mất một khoảng thời gian để học việc và làm quen với đồng nghiệp”, M chia sẻ.

Cho nên, theo chị M, khi quyết định “nhảy việc”, điều đầu tiên cần làm là tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mới mà bản thân muốn gắn bó; không nên chủ quan nộp bừa hồ sơ vào các tin tuyển dụng. Đặc biệt, cần phải nhìn nhận lại bản thân trước khi quyết định “nhảy việc” là vấn đề của bản thân hay công ty, từ có cách thích nghi, xử lý để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Thận trọng nhảy việc, chuyển ngành

MINH HỒNG |

Trở thành một nhân viên kinh doanh, chị Dung sẵn sàng cất tấm bằng đại học chuyên ngành IT - công nghệ thông tin. Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, nhảy việc với chị vừa là thách thức, vừa là cơ hội và đòi hỏi người lao động cần thận trọng thích nghi.

Thị trường biến động nhanh do người lao động "nhảy việc"

LƯƠNG HẠNH |

Đi cùng cơ hội, người lao động phải chấp nhận bấp bênh và rủi ro khi chọn "nhảy việc". Đó cũng là nguyên nhân khiến thị trường lao động năm 2022-2023 biến đổi rất nhanh.

Trào lưu nhảy việc, tăng lương của lao động Nhật Bản

Thảo Phương |

Theo thống kê, cứ 3 công nhân Nhật Bản thì có một người được tăng lương từ 10% trở lên sau khi chuyển nơi làm việc.

Cuộc sống của hơn 1.100 hộ dân trên xã đảo duy nhất ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Xã đảo Thạnh An có thể xem là vùng đặc biệt khó khăn của TPHCM với địa bàn trũng thấp, thường xuyên bị ngập do triều cường, mật độ dân cư cao với trên 5% dân số thuộc diện hộ nghèo.

Trung Quốc dự định lập quỹ 40 tỉ USD để thúc đẩy ngành bán dẫn

Thanh Hà |

Trung Quốc chuẩn bị ra mắt quỹ đầu tư mới do nhà nước hậu thuẫn nhằm huy động khoảng 40 tỉ USD cho lĩnh vực bán dẫn.

Cháy lớn tại Ngã Tư Sở, người dân phát hiện tiếng nổ từ biển quảng cáo

Nhóm PV |

Hà Nội - Vụ cháy lớn tại căn nhà số 31 Đường Láng (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) đã khiến nhiều người dân sống xung quanh hoảng sợ.

Báo cáo tác động môi trường dự án hồ chứa nước Ka Pét chưa gửi tới Bộ TN&MT

Bảo Bình |

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), tới thời điểm hiện tại, Bộ vẫn chưa nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) từ chủ đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Sơn La có tân Chánh Văn phòng UBND tỉnh

Minh Thành |

Ông Trần Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ vừa được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La.

Thận trọng nhảy việc, chuyển ngành

MINH HỒNG |

Trở thành một nhân viên kinh doanh, chị Dung sẵn sàng cất tấm bằng đại học chuyên ngành IT - công nghệ thông tin. Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, nhảy việc với chị vừa là thách thức, vừa là cơ hội và đòi hỏi người lao động cần thận trọng thích nghi.

Thị trường biến động nhanh do người lao động "nhảy việc"

LƯƠNG HẠNH |

Đi cùng cơ hội, người lao động phải chấp nhận bấp bênh và rủi ro khi chọn "nhảy việc". Đó cũng là nguyên nhân khiến thị trường lao động năm 2022-2023 biến đổi rất nhanh.

Trào lưu nhảy việc, tăng lương của lao động Nhật Bản

Thảo Phương |

Theo thống kê, cứ 3 công nhân Nhật Bản thì có một người được tăng lương từ 10% trở lên sau khi chuyển nơi làm việc.