Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Ủng hộ thay vì cấm đoán?

Bằng Linh |

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐĐT) vừa có động thái cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp được cho là biện pháp nới lỏng, thay vì lệnh cấm trước đây. Nhiều phụ huynh lo lắng nhưng có không ít người đồng tình. Vậy thì cần phải thế nào?

Đầu tiên phải nói về lợi ích của điện thoại thông minh. Điện thoại bây giờ không không chỉ là nghe gọi mà còn là nơi cung cấp kho tàng kiến thức bằng việc kết nối Internet, 4G. Bởi vậy không sai khi nói rằng điện thoại di động phải được cho là một công cụ giáo dục. Với điện thoại thông minh, học sinh ngày nay có khả năng tiếp cận rất nhiều nguồn kiến thức khác nhau bổ sung cho kiến thức mà giáo viên và sách giáo khoa cung cấp.

Trong bối cảnh hiện nay, điện thoại chính là để duy trì mối liên hệ giữa phụ huynh và học sinh. Có điện thoại, phụ huynh bớt lo lắng về những bất trắc ngoài xã hội (bị trấn lột, cướp), giảm mối lo về việc con cái đi đâu, làm gì sau tan học, nhất là với lượng học sinh đi xe tuyến.

Tuy nhiên, điện thoại thông minh cũng mang đến một số nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng tiếp thu của học sinh như nguy cơ nghiện game, sa đà vào nội dung xấu trên mạng xã hội, khả năng tăng tỉ lệ cận thị và giảm giao tiếp với thế giới xung quanh.

Vậy nên làm thế nào? Cách làm của trường Marie Curie (Hà Nội) là cho học sinh mạng điện thoại đến trường nhưng đầu giờ học bắt buộc phải để chế độ im lặng và nộp điện thoại. Chỉ đến cuối giờ, trước khi ra về các con mới được cầm điện thoại, ngay cả giờ ra chơi học sinh cũng không được dùng điện thoại. Học sinh nào sử dụng điện thoại sẽ bị giáo viên tịch thu có thời hạn và trả về cho phụ huynh.

Cũng cần phải nhắc lại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT không hẳn là “bỏ quy định cấm dùng điện thoại trên lớp” mà cho phép các trường tự ra các quy định. Cụ thể, học sinh THCS, THPT chỉ không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học và không được giáo viên cho phép.

Nghĩa là giao quyền cho giáo viên quyết định việc học sinh có được dùng điện thoại trên lớp hay không, phụ thuộc vào từng tiết học, từng môn học và nhu cầu của môn học đó.

Giáo sư Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - từng cho rằng: “Việc cấm điện thoại trong trường học tồn tại hai cái khó. Thứ nhất là xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện thoại của học sinh, đặc biệt là đối với các em học sinh cấp 2 trở lên. Các em có thể dùng điện thoại để liên hệ với gia đình khi có việc cần hoặc dùng điện thoại là phương tiện học tập, tìm hiểu kiến thức. Đây là 2 nhu cầu thật của học sinh mà chúng ta phải hết sức quan tâm và trân trọng.

Thứ 2, việc cấm điện thoại trong giờ ra chơi hay cấm mang theo người là khó khả thi vì đó là quyền của các em, mà người lớn không nên xâm phạm. “Không thể cái gì không quản được thì cấm”.

Giáo dục học sinh bây giờ không chỉ đơn thuần là ra một lệnh cấm và bắt tất cả phải làm theo. Học sinh cũng có rất nhiều lý lẽ mà các em cho rằng lý lẽ đó là đúng, do vậy quan trọng nhất vẫn là nhận thức của các em chứ không phải là những hình thức cấm đoán”.

Nếu thực hiện đúng được yêu cầu của Thông tư 32, tăng trách nhiệm giám sát của giáo viên thì điện thoại thông minh sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập.

Nên quản chứ không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp.

Bạn có đồng quan điểm với bài viết trên? Mời bạn đọc chia sẻ ý kiến của mình trong phần bình luận dưới bài viết. Những bình luận phù hợp sẽ được đăng tải sớm nhất.

Bằng Linh
TIN LIÊN QUAN

Cho học sinh sử dụng điện thoại trên lớp: "Tấm lưới an toàn" hay mối lo về an toàn?

Bảo Hân |

Quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoạitrong trường THCS, THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Cho học sinh sử dụng điện thoại trên lớp: "Tấm lưới an toàn" hay mối lo về an toàn?

Bảo Hân |

Quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoạitrong trường THCS, THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.