Cho học sinh sử dụng điện thoại trên lớp: "Tấm lưới an toàn" hay mối lo về an toàn?

Bảo Hân |

Quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoạitrong trường THCS, THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Có rất nhiều mặt lợi và cũng như mặt hại khi cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Sau đây là một vài điểm chính, lược dịch theo theo blog vittana.org.

Mặt lợi của cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học

1. Giúp phụ huynh và học sinh thêm một “tấm lưới an toàn”

Một chiếc điện thoại được cho phép dùng tại trường học giúp cho học sinh có thể liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp, nói chuyện với bố mẹ nếu có bất kỳ nguy cơ vấn đề mất an toàn xảy ra.

2. Công cụ học tập hữu hiệu

Nếu một học sinh cảm thấy băn khoăn về một chủ đề cụ thể mà thầy cô đang giảng, em này có thể sử dụng điện thoại để tìm hiểu về chủ đề đó. Nhờ vậy, học sinh này có thể nhận được câu trả lời ngay lập tức mà không cần phải làm gián đoạn lớp học.

3. Cung cấp thêm một cách tiếp cận kiến thức

Trước khi có điện thoại và máy tính, học sinh thường phụ thuộc và sách giáo khoa và giáo viên cho những kiến thức mà các em thu nhận. Nhờ công nghệ, học sinh ngày nay có khả năng tiếp cận rất nhiều nguồn kiến thức khác nhau bổ sung cho kiến thức mà giáo viên và sách giáo khoa cung cấp.

Điện thoại di động còn có thể giúp các em học một ngôn ngữ mới, phát triển các kỹ năng mới mà các em không thường được tiếp cận được tại môi trường lớp học truyền thống.

4. Giúp các em học tập bằng video

Với điện thoại di động, giáo viên có thể giúp học sinh tiếp cận riêng một video cụ thể để tự xem (chứ không cần phải chiếu lên tivi cho cả lớp), phục vụ cho bài học. Với tai nghe, học sinh có thể xem những video đó mà không làm phiền người khác.

Một số mặt hại của dùng điện thoại trong trường:

1. Gây ra vấn đề về sức khoẻ

Có nhiều mối lo ngại khi học sinh dùng quá nhiều thời gian vào màn hình điện thoại. Ngoài ra, còn nhiều lo ngại về việc học sinh mất tập trung, phân tán tư tưởng khi điện thoại di dộng hiện diện trong lớp học. Nếu được phép dùng điện thoại trong cả giờ học, một học sinh có thể tiếp xúc với màn hình điện thoại lên tới hơn 10 giờ/ngày.

2. Học sinh có thể tiếp cận những thông tin không phù hợp

Với rất nhiều thông tin “thượng vàng hạ cám” trên mạng, học sinh có thể tiếp cận những thông tin không phù hợp cho việc học tâp. Thậm chí các em còn có thể dùng điện thoại để tiếp cận các hình ảnh khiêu dâm trong giờ học...

3. Khiến học sinh phân tán tư tưởng

Những sản phẩm di động hiện đại có rất nhiều chức năng, chứ không đơn thuần là nhắn tin, nghe gọi. Các ứng dụng, mạng xã hội… khiến các em bị ảnh hưởng đến sự tập trung là điều dễ hiểu. Nếu học sinh có xu hướng dùng điện thoải để giải trí hơn là học tại trường, chúng sẽ tập trung vào mục đích kết nối trên mạng xã hội hơn là việc học tập.

4. Tạo ra mối lo ngại về an toàn

Khi dùng điện thoại trong lớp học, các em học sinh có thể kết nối và gặp những người lạ mặt trên mạng, tiềm ẩn những nguy cơ về an toàn.

5. Lo ngại về nguy cơ các em bị bắt nạt trên mạng

Bắt nạt trên mạng là một trong những vấn nạn đối với các em học sinh hiện nay. Vấn nạn này có thể trầm trọng hơn khi các em học sinh được dùng điện thoại trong lớp học. Bởi lẽ công cụ này cho phép kẻ bắt nạt có thể tiếp cận với ai đó 24/7, nên sẽ không thể an toàn nếu chúng nhắm vào em học sinh nào đó.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.

Dừng xe giữa đường dùng điện thoại, mua rau: Hãy biết văn minh và hổ thẹn!

Thế Lâm |

Nhiều clip được lan truyền trên mạng từ đầu tháng 7 tới nay đã ghi lại cảnh nhiều nữ “Ninja” (mang khẩu trang che mặt và trang phục chống nắng kín mít) đi xe máy có những hành vi tùy tiện kém văn minh.  Thậm chí, dân mạng còn phải buông những câu bình luận một cách đầy ngán ngẩm là “từ chối hiểu” trước những hành vi này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.

Dừng xe giữa đường dùng điện thoại, mua rau: Hãy biết văn minh và hổ thẹn!

Thế Lâm |

Nhiều clip được lan truyền trên mạng từ đầu tháng 7 tới nay đã ghi lại cảnh nhiều nữ “Ninja” (mang khẩu trang che mặt và trang phục chống nắng kín mít) đi xe máy có những hành vi tùy tiện kém văn minh.  Thậm chí, dân mạng còn phải buông những câu bình luận một cách đầy ngán ngẩm là “từ chối hiểu” trước những hành vi này.