Chính sách về hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế

Minh Hương |

Bạn đọc Nguyễn Thị Thuý Hà hỏi: Tôi là nữ, sinh tháng 9.1971, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được 30 năm. Theo Nghị định 143 thì đến năm nào tôi mới xin được về hưu trước tuổi?

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Do bạn không nêu rõ đang làm việc trong điều kiện lao động bình thường hay làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm... nên không có căn cứ để trả lời bạn cụ thể. Chúng tôi cung cấp các quy định của pháp luật về chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế để bạn đối chiếu với trường hợp của mình:

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mội số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20.11.2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31.8.2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20.11.2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP như sau:

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động;

c) Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và chế độ quy định tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 169 Luật Lao động 2021 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần có được tham gia bảo hiểm y tế không

Minh Hương |

Luật sư trả lời bạn đọc liên quan đến quy định tham gia bảo hiểm y tế khi vừa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội chờ đến tuổi để nhận lương hưu được không

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1973 (48 tuổi), tham gia bảo hiểm xã hội 26 năm, từ tháng 11.1995 đến nay. Tôi muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội rồi chờ đến khi đủ tuổi (62 tuổi) để nhận lương hưu có được không?

Về hưu trước tuổi được hưởng chế độ, chính sách gì?

Minh Hương |

Bạn đọc Huỳnh Tự Giác hỏi: Tôi sinh năm 12.8.1966, là giáo viên dạy THPT. Từ 1985 đến tháng 9.2021 là 36 năm (có đóng bảo hiểm xã hội tháng 4.2021 là 35 năm 7 tháng). Hiện nay vẫn còn đang dạy học. Vậy tôi muốn về hưu trước tuổi thì tới thời điểm ngày, tháng, năm nào mới được, và được hưởng các chế độ chính sách gì, theo các Nghị định nào?

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần có được tham gia bảo hiểm y tế không

Minh Hương |

Luật sư trả lời bạn đọc liên quan đến quy định tham gia bảo hiểm y tế khi vừa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội chờ đến tuổi để nhận lương hưu được không

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1973 (48 tuổi), tham gia bảo hiểm xã hội 26 năm, từ tháng 11.1995 đến nay. Tôi muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội rồi chờ đến khi đủ tuổi (62 tuổi) để nhận lương hưu có được không?

Về hưu trước tuổi được hưởng chế độ, chính sách gì?

Minh Hương |

Bạn đọc Huỳnh Tự Giác hỏi: Tôi sinh năm 12.8.1966, là giáo viên dạy THPT. Từ 1985 đến tháng 9.2021 là 36 năm (có đóng bảo hiểm xã hội tháng 4.2021 là 35 năm 7 tháng). Hiện nay vẫn còn đang dạy học. Vậy tôi muốn về hưu trước tuổi thì tới thời điểm ngày, tháng, năm nào mới được, và được hưởng các chế độ chính sách gì, theo các Nghị định nào?