Chênh lệch hiệu quả sử dụng các sản phẩm xét nghiệm nhanh COVID-19

An An |

Hiện nay đang có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng các sản phẩm xét nghiệm nhanh COVID-19. Bộ Y tế cần đánh giá, xác nhận hiệu quả sử dụng của các sản phẩm có nguồn gốc cả trong nước và nước ngoài và chỉ chấp nhận đưa vào sử dụng các sản phẩm có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao với đầy đủ bằng chứng khoa học.

Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, trong thời gian gần đây, các bộ kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 đang dần được sử dụng rộng rãi hơn so với xét nghiệm nhanh kháng thể do tính ưu việt của phương pháp này.

Với thao tác đơn giản, thuận lợi và không cần hệ thống thiết bị phức tạp đi kèm, xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể tìm ra các trường hợp dương tính SARS-CoV-2 nhanh hơn, sớm hơn. Điều này ý nghĩa quan trọng trong chiến lược sàng lọc đại trà ở thời điểm hiện nay.

Thời gian đầu khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát trên quy mô toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá và đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) một số sản phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Tới nay danh sách này đang ngày một dài hơn với các bộ kit chất lượng cao có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, nhưng vẫn thiếu sự góp mặt của các nhà sản xuất Việt Nam.

Về giá thành sản phẩm, có thông tin cho rằng kit xét nghiệm kháng nguyên nhanh sản xuất trong nước rẻ bằng 1/3 so với sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế một bộ kit kháng nguyên trong nước có giá trung bình dao động trong khoảng 135.000 đồng trở lên, phổ biến ở mức giá 150.000 – 160.000 đồng. Đây là mức giá không thấp hơn nhiều, thậm chí chỉ ngang bằng so với một số sản phẩm nhập khẩu, chưa nói tới vấn đề chất lượng, vốn phải được coi là tiêu chí số một trong những vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người.

Chủ trương ưu tiên phát triển và sử dụng hàng Việt Nam (bao gồm các sản phẩm xét nghiệm RT-PCR, xét nghiệm nhanh và vaccine) trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Song, yếu tố chất lượng vẫn cần đặt lên hàng đầu.

Dù được tạo điều kiện tối đa, nhưng đến nay cũng chưa có bằng chứng để khẳng định các sản phẩm xét nghiệm nhanh trong nước có chất lượng tương đương với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại, đặc biệt là các sản phẩm đã được WHO công nhận, giới thiệu. Trong một số trường hợp, kể cả các xét nghiệm RT-PCR cũng từng cho kết quả chưa chính xác.

Thời gian vừa qua, có phản ánh ở một số khu công nghiệp trong đợt bùng phát lần này, tỉ lệ phát hiện chính xác bằng kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên do Việt Nam sản xuất chỉ đạt trên 50%. Điều này có thể dẫn tới lãng phí về nguồn lực phòng chống dịch vốn đang rất thiếu thốn.

Đơn cử, chỉ cần một trường hợp bị xác định “dương tính giả” cũng sẽ kéo theo biết bao nhân lực y tế, phương tiện, thiết bị, hệ thống điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly… phải vào cuộc. Khi phát hiện chỉ là “dương tính giả” thì nhiều khi cũng đã muộn, người bị nghi nhiễm đã bị đưa vào nơi cách ly điều trị, đối mặt với nguy cơ “dương tính thật” do lây nhiễm chéo từ các bệnh nhân khác.

Ở chiều ngược lại, do độ chính xác không cao của sản phẩm xét nghiệm nhanh trong nước dẫn tới nhiều trường hợp “âm tính giả”, bỏ lọt người bị dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Đây là điều tối kỵ bởi lẽ kết quả “âm tính giả” sẽ tạo tâm lý chủ quan, làm lây lan dịch bệnh dẫn tới mất kiểm soát.

Vì những lý do trên, thiết nghĩ rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Y tế trong việc hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá, xác nhận hiệu quả sử dụng của các sản phẩm xét nghiệm nhanh có nguồn gốc cả trong nước và nước ngoài.

Đặc biệt, chỉ chấp nhận đưa vào sử dụng các sản phẩm có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao với đầy đủ bằng chứng khoa học. Tốt nhất nên khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm này đăng ký để được WHO đánh giá, cấp phép hoặc khuyến nghị sử dụng trước khi đưa vào áp dụng đại trà tại Việt Nam.

An An
TIN LIÊN QUAN

Những đối tượng nào được miễn phí xét nghiệm COVID-19?

Văn Thắng - Nhật Huy |

Người bệnh nội trú, cán bộ, nhân viên y tế..., sẽ không phải trả tiền khi thực hiện xét nghiệm COVID-19.

Loạn giá xét nghiệm nhanh COVID-19 tại các bệnh viện, người dân băn khoăn

Thảo Anh |

Việc xét nghiệm COVID-19 nhanh cho bệnh nhân điều trị và người chăm bệnh là phương án cần thiết trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Song, hiện trạng mỗi bệnh viện một giá khiến người bệnh loay hoay tìm câu trả lời "đâu là giá đúng".

Lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng F2 là nhân viên siêu thị Big C Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Trung tâm y tế TP.Biên Hoà, Đồng Nai sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các trường hợp F2 là nhân viên siêu thị Big C Đồng Nai (phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) trong ngày 22.6, với dự kiến lấy 741 mẫu.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Những đối tượng nào được miễn phí xét nghiệm COVID-19?

Văn Thắng - Nhật Huy |

Người bệnh nội trú, cán bộ, nhân viên y tế..., sẽ không phải trả tiền khi thực hiện xét nghiệm COVID-19.

Loạn giá xét nghiệm nhanh COVID-19 tại các bệnh viện, người dân băn khoăn

Thảo Anh |

Việc xét nghiệm COVID-19 nhanh cho bệnh nhân điều trị và người chăm bệnh là phương án cần thiết trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Song, hiện trạng mỗi bệnh viện một giá khiến người bệnh loay hoay tìm câu trả lời "đâu là giá đúng".

Lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng F2 là nhân viên siêu thị Big C Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Trung tâm y tế TP.Biên Hoà, Đồng Nai sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các trường hợp F2 là nhân viên siêu thị Big C Đồng Nai (phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) trong ngày 22.6, với dự kiến lấy 741 mẫu.