Chạnh lòng quá, giáo dục cứ bị tổn thương bởi bạo lực và sự thiếu nhân văn!

Thế Lâm |

Mới sau vụ phụ huynh học sinh xông vào lớp dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu cô giáo tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lộc Giang (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), giờ lại đến việc học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) vì đi học sớm mà bị bắt đứng đợi dưới nắng nóng gay gắt ngoài cổng trường.

Ngành giáo dục, sao cứ bị tổn thương bởi những vụ bạo lực, những việc làm thiếu nhân văn như vậy?

Đành rằng vì học sinh đến sớm hơn 15 phút không thể cho vào phòng học khi vẫn đang có lớp. Nhưng cách xử lí sự việc cũng nên linh hoạt, chứ không nên để mặc học sinh lớp 1 bé bỏng như thế tự tìm chỗ trú, và đứng chờ dưới nắng nóng ban trưa.

Giáo viên xử lí cứng nhắc là một chuyện. Nhưng còn một yếu tố khác, về phía nhà trường, sao không thể bố trí một khu chỉ cần có mái che hoặc có bóng râm, để học sinh đến sớm trú chân ngồi đợi thay vì phải đứng ra giang nắng?

Đó chính là những chi tiết để đo sự quan tâm, chu đáo, ân cần và nhân văn của nhà trường trong việc trồng người, đặc biệt là đối với các em học sinh còn nhỏ tuổi. Nếu để các em đứng một mình bơ vơ ở ngoài cổng trường sẽ rất dễ gặp phải những nguy cơ khó lường.

Chạnh lòng cho em, cho người mẹ vì bận việc phải đưa con đi học sớm. Nhưng cũng chạnh lòng thay cho ngành giáo dục, sao cứ để xảy ra hết những vụ bạo lực trong học đường lại đến những trường hợp hành xử thiếu chu đáo và thiếu tính nhân văn như vậy.

Học sinh đến lớp muộn nếu bị phạt thì đã đành, theo đúng qui định. Nhưng học sinh đến sớm, lại bị phê bình, rồi bỏ mặc đứng dưới nắng nóng mùa này, không chỉ giáo viên mà cả nhà trường phải nhìn lại chính mình.

Sự cứng nhắc đến lạnh lùng, chưa bao giờ là thước đo chất lượng của giáo dục!

Thậm chí, em học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) muốn đứng tránh nắng dưới gốc cây trong sân trường cũng không được. Bởi vì các bạn trực cờ đỏ không cho, em đành phải ra đứng trước cổng trường.

Những em trực cờ đỏ là ai? Các em cũng chính là học sinh của nhà trường. Các em cũng ở lứa tuổi trẻ dại. Thầy cô, nhà trường bảo gì thì các em nghe theo, và vô hình chung cũng phải tuân theo sự cứng nhắc và lạnh lùng do người lớn đưa ra.

Người ta nói, không có thầy thì không thành trường, không có học sinh càng không thành trường. Nhưng trường lớp cũng sẽ không thành trường lớp nếu thiếu nền tảng nhân văn, sự đùm bọc và yêu thương. Chính vì thế, một trong những kí ức sâu đậm của đời người đi học chính là trường lớp. Ở đó có nhà trường, thầy cô giáo, bạn bè...

Ở đó, xin đừng bao giờ để những trò nhỏ bé bỏng phải chịu cảnh đứng đợi dưới nắng nóng oi gắt ở ngoài cổng trường vì “lỗi” đến sớm.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Vụ học sinh đứng nắng: Giáo viên nói lý do nhắc học sinh không đến sớm

Mai Dung |

Theo trần tình của cô giáo phê bình học sinh lớp 1 vì đi học sớm, lý do không cho các cháu vào lớp sớm là sợ ảnh hưởng đến những học sinh học bán trú. Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường khẳng định không có nội quy cấm học sinh đi học sớm.

Đi học sớm bị cô giáo phê bình: Không yêu trẻ, đừng làm ngành giáo dục!

M.Hương |

Ngày 21.5, mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ việc học sinh lớp 1A1, Trường Tiểu học Quang Trung, Hải Phòng bị cô giáo phê bình và bắt đứng ngoài cổng trường đợi lúc nắng nóng gay gắt. Nhiều bạn đọc phê phán sự cứng nhắc của cô giáo.

Thời tiết quá nắng nóng có nên cho học sinh nghỉ học?

Bằng Linh |

Câu chuyện học sinh lớp 1 Trường tiểu học Q.T (quận Ngô Quyền - Hải Phòng) phải đứng ngoài cổng trường giữa trời nắng đang gây xôn xao dư luận. Vấn đề đặt ra là với thời tiết quá nắng nóng, nhà trường có nên cho học sinh được nghỉ học?

Hướng xử lý đối với các "thần kèo" mời chào cá độ, đánh bạc trên mạng

Vân Trường |

Đối với các đường dây mời chào đánh bạc, cá độ trên không gian mạng, cần có sự vào cuộc, phối hợp xử lý giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Công an.

Vẫn còn 5 công nhân ngộ độc khí methanol đang điều trị, 1 tổn thương não

Bảo Hân |

Sáng 14.3, ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh – cho biết, cho đến thời điểm này, hiện còn 5 công nhân trong vụ ngộ độc khí methanol vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Cựu Tổng giám đốc Đông Á bank hầu tòa vì bị cáo buộc gây thiệt hại 5.500 tỉ

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Hôm nay 14.3, TAND TPHCM mở phiên xử vụ Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB), Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần M&C) cùng 6 đồng phạm bị VKSND Tối cao truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 16.3.

Lý giải chiến thắng gây chấn động của Dương Tử Quỳnh ở Oscar 2023

DƯƠNG HƯƠNG |

Dương Tử Quỳnh tạo cơn địa chấn khi trở thành diễn viên Châu Á đầu tiên chiến thắng Nữ chính xuất sắc nhất Oscar. Ai có thể nghĩ rằng, vai diễn phi thường đưa Dương Tử Quỳnh đến đỉnh cao danh vọng lại chỉ là một phụ nữ nhập cư bình thường?

Công nhân lao động mong lương tối thiểu vùng tăng thêm

Mạnh Cường |

Công nhân là một trong những đối tượng lao động được hưởng lợi khi lương tối thiểu vùng điều chỉnh tăng lên. Vậy mức lương tối thiểu vùng hiện tại của họ là bao nhiêu và kỳ vọng sắp tới như thế nào?

Vụ học sinh đứng nắng: Giáo viên nói lý do nhắc học sinh không đến sớm

Mai Dung |

Theo trần tình của cô giáo phê bình học sinh lớp 1 vì đi học sớm, lý do không cho các cháu vào lớp sớm là sợ ảnh hưởng đến những học sinh học bán trú. Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường khẳng định không có nội quy cấm học sinh đi học sớm.

Đi học sớm bị cô giáo phê bình: Không yêu trẻ, đừng làm ngành giáo dục!

M.Hương |

Ngày 21.5, mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ việc học sinh lớp 1A1, Trường Tiểu học Quang Trung, Hải Phòng bị cô giáo phê bình và bắt đứng ngoài cổng trường đợi lúc nắng nóng gay gắt. Nhiều bạn đọc phê phán sự cứng nhắc của cô giáo.

Thời tiết quá nắng nóng có nên cho học sinh nghỉ học?

Bằng Linh |

Câu chuyện học sinh lớp 1 Trường tiểu học Q.T (quận Ngô Quyền - Hải Phòng) phải đứng ngoài cổng trường giữa trời nắng đang gây xôn xao dư luận. Vấn đề đặt ra là với thời tiết quá nắng nóng, nhà trường có nên cho học sinh được nghỉ học?