Chàng trai lập nghiệp thành công nhờ nuôi chim bồ câu Pháp

Lan Như - Thùy Chi |

Từ bỏ nghề lập trình viên với mức lương ổn định, Nguyễn Văn Phúc khởi nghiệp bằng việc nuôi 100 cặp chim bồ câu Pháp với số vốn ban đầu 75 triệu đồng trong một trang trại 200m2.

Bỏ việc nhàn hạ về làm nông dân

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại Liên bang Nga, Nguyễn Văn Phúc (34 tuổi, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từng có thời gian làm lập trình viên với mức lương ổn định.

Tuy nhiên, anh đã rời bỏ cuộc sống ở thành phố, về quê mở trang trại theo đuổi nghề nuôi chim bồ câu Pháp.

Quyết định của chàng trai trẻ vừa mới ra trường đã khiến gia đình và bạn bè không khỏi bất ngờ.

Anh Nguyễn Văn Phúc lập nghiệp thành công nhờ nuôi chim bồ câu Pháp. Ảnh: Lan Như

Chia sẻ với chúng tôi, anh Phúc cho biết tình yêu dành cho giống chim này xuất phát khi anh còn bé. “Từ nhỏ, bố mẹ tôi đã nuôi chim bồ câu, ban đầu chỉ nuôi nhằm mục đích giải trí, sau cũng là để có thêm thu nhập. Thỉnh thoảng tôi hay thay bố chăm sóc chúng lúc ông vắng nhà”, anh Phúc nhớ lại.

Năm 2008, trở về nhà cùng với công việc mở phòng game, anh vẫn hàng ngày phụ bố mẹ chăn nuôi đàn chim bồ câu nhỏ cho gia đình. Với lợi thế sẵn có về ngành học Công nghệ thông tin, hình ảnh đàn bồ câu của gia đình được anh đăng tải lên các website, trang thông tin rao vặt để bán. Bất ngờ nhận được sự quan tâm từ mọi người, lượng khách hỏi mua ngày càng nhiều, anh nảy ra ý tưởng kinh doanh từ mô hình chăn nuôi chim bồ câu và quyết tâm dồn vốn để thực hiện ý tưởng của mình.

Với khoảng 75 triệu đồng, chàng trai Nguyễn Văn Phúc bắt đầu từ việc nhập về 100 cặp giống. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, giống gom từ nhiều nơi khác nhau lại chưa được tiêm phòng đầy đủ, đàn chim 100 đôi của anh chết dần hơn 80 đôi.

“Thời điểm đó tôi muốn từ bỏ vì hết tiền đầu tư, nhưng ngẫm nghĩ mình đã bỏ không ít vốn cho chuồng trại, tôi quyết tâm thử lại một lần nữa” - anh Phúc chia sẻ.

Nghĩ là làm, sau lần thất bại đầu tiên, anh vay tiền bạn bè mỗi người một ít. Rút kinh nghiệm từ lần thất bại trước, anh nghiên cứu nhiều sách báo, bỏ thời gian để học hỏi từ những người chăn nuôi lâu năm. Nhờ vậy anh nhận thấy hạn chế của mình và tìm hướng khắc phục.

Sau khoảng 4 năm nhân giống, đàn bồ câu của anh Phúc có khoảng 2000 đôi, cho thu nhập mỗi tháng 40 triệu đồng.

Mỗi năm thu lãi tiền tỷ

Đến nay sau 13 năm, anh Phúc đã có khoảng 9.000 đôi bồ câu Pháp, tạo việc làm cho thêm 15 lao động.

Đến nay anh Phúc không ngừng mở rộng quy mô trang trại và tạo việc làm cho 15 lao động. Ảnh: Lan Như

Theo anh Phúc, muốn nuôi chim thành công phải chú ý kỹ từ khâu con giống. “Bước chọn giống quyết định 70% sự thành công, phải là những con giống mạnh khỏe, không dị hình dị dạng, được tiêm phòng đầy đủ”, anh cho biết.

Ngoài ra, việc xây dựng chuồng trại, hệ thống máng ăn hay lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp cũng là yếu tố tiên quyết. Thức ăn và nước uống phải được dọn sạch sẽ hằng ngày. Với quy mô lớn, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của anh đang Phúc được sử dụng máy ấp trứng để nhân giống. Nói về điểm mạnh của biện pháp này, anh Phúc cho hay: “Thông thường, cứ 100 quả trứng mang đi ấp sẽ nở khoảng 90 quả. Trường hợp ấp tự nhiên chỉ đạt 70 - 80 quả”.

Sử dụng máy ấp trứng tăng tỷ lệ trứng nở thành công lên đến hơn 90%. Ảnh: Lan Như

Thời điểm hiện tại, mỗi tháng trang trại của anh xuất khoảng 7.000 cặp bồ câu thịt và giống cho các thương lái ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Giá bán giống giao động từ 200.000-400.000 đồng/con, bồ câu thịt 60.000-70.000 đồng/con. Riêng bồ câu Mỹ có giá lên đến 1.500.000 đồng/cặp giống. Với mức doanh thu khoảng 15 tỷ đồng, trừ chi phí anh Phúc bỏ túi khoảng 3 tỷ đồng/năm.

Đôi chim bồ câu Mỹ có giá lên đến 1.500.000 đồng/cặp giống. Ảnh: Lan Như

“Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các hàng quán buôn bán đình trệ, đóng cửa nhiều nên đầu ra của bồ câu gặp không ít khó khăn. Song song với công việc kinh doanh bồ câu thuần túy, chúng tôi phải nhanh chân tự tìm thêm thị trường tiêu thụ mới. Có như vậy mới đảm bảo duy trì được trang trại” – anh Phúc nói thêm.

Lan Như - Thùy Chi
TIN LIÊN QUAN

9X bỏ phố vào rừng ngập mặn, đóng bè khởi nghiệp

NHẬT HỒ |

Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng. Ra trường không bám lại đô thị để sống, Lưu Kiều Diễm cùng chồng là Bùi Quốc Dương chạy tuốt xuống xứ sở Công tử Bạc Liêu vào rừng ngập mặn đóng bè khởi nghiệp bằng công việc chẳng giống ai.

Cô gái khởi nghiệp từ nghề mộc thủ công

LAN NHƯ |

Đang làm quản lý thiết kế cho một tập đoàn với mức lương khá cao, Nguyễn Hảo (29 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội) quyết định nghỉ việc về quê theo đuổi nghề mộc khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.

Thích thú ngắm đàn chim bồ câu nhởn nhơ kiếm ăn trên phố Hà Nội

Thế Kỷ |

Những ngày Hà Nội thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc xử phạt người vi phạm lệnh "hạn chế ra đường" khiến phố phường trở nên vắng vẻ hơn. Tuy nhiên, đây cũng là lúc những chú chim bồ câu có cơ hội nhởn nhơ tìm thức ăn ngay giữa phố.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

9X bỏ phố vào rừng ngập mặn, đóng bè khởi nghiệp

NHẬT HỒ |

Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng. Ra trường không bám lại đô thị để sống, Lưu Kiều Diễm cùng chồng là Bùi Quốc Dương chạy tuốt xuống xứ sở Công tử Bạc Liêu vào rừng ngập mặn đóng bè khởi nghiệp bằng công việc chẳng giống ai.

Cô gái khởi nghiệp từ nghề mộc thủ công

LAN NHƯ |

Đang làm quản lý thiết kế cho một tập đoàn với mức lương khá cao, Nguyễn Hảo (29 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội) quyết định nghỉ việc về quê theo đuổi nghề mộc khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.

Thích thú ngắm đàn chim bồ câu nhởn nhơ kiếm ăn trên phố Hà Nội

Thế Kỷ |

Những ngày Hà Nội thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc xử phạt người vi phạm lệnh "hạn chế ra đường" khiến phố phường trở nên vắng vẻ hơn. Tuy nhiên, đây cũng là lúc những chú chim bồ câu có cơ hội nhởn nhơ tìm thức ăn ngay giữa phố.