Cây di sản cổ nhất tỉnh Long An đang “khát nước”

Kỳ Quan |

Cây trôm mõ cổ thụ ở phường Khánh Hậu, TP.Tân An, tỉnh Long An được xem là cây có tuổi cao nhất tỉnh Long An, khoảng 350 năm tuổi và được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Hiện cây trôm mõ này đang “khát nước”, rất cần sự chăm sóc.

Năm 2016, cây trôm mõ ở phường Khánh Hậu, TP.Tân An, tỉnh Long An được công nhận Cây Di sản Việt nam. Cây trôm trước cổng chùa Diêu Quang gắn liền với lịch sử khẩn hoang đất Nam bộ.

Theo sử liệu của tỉnh Long An, vào năm 1731, quan Vệ úy Huỳnh Công Lương được Chúa Nguyễn cử vào đóng quân ở Giồng Cái Én và khai phá vùng này thành làng Khánh Hậu trù phú như ngày nay. Khi đó Giồng Cái Én còn là rừng rậm, trong đó có cây trôm mõ khoảng 50 năm tuổi.

Cây trôm mõ ở Long An được xem là Cây Di sản có "lý lịch" khá rõ ràng còn lại từ buổi đầu khai khẩn vùng đất Tây Nam bộ.

“Lão trôm” hiện cao 25,5m, đường kính tán cây 34,5m, chu vi thân 8m.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Triều, một người dân sống gần cây trôm và có tham gia làm hồ sơ công nhận Cây Di sản cho cây trôm, trong 5 năm qua cây trôm 2 lần bị sét đánh, mỗi lần như vậy làm 1 nhánh cây bị gãy chết.

Cũng theo ông Triều, do xung quanh cây trôm đã bêtông hóa toàn bộ, nên có hiện tượng cây bị thiếu nước vào mùa khô, không còn ra lá xanh mượt như trước đây.

Có mặt tại phường Khánh Hậu ngày 7.3, chúng tôi thấy cây trôm xơ xác, trụi lá. Do cây trôm ở sát mép đường, một bên là mặt đường rải nhựa, một bên là hàng rào và khuôn viên chùa Diêu Quang cũng đã bêtông hóa, nên cây trôm không có khoảng trống để “thở”, có muốn bơm nước để “giải khát” cho cây cũng không có chỗ để nước rút xuống đất.

Ông Triều cho biết, ông đã kiến nghị đến ngành Văn hóa tỉnh Long An và chính quyền địa phương có biện pháp bảo vệ cây trôm quý.

Theo ông Nguyễn Tấn Quốc – Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Long An, đối với “Cây Di sản”, cơ sở thờ tự, tổ chức, địa phương nào sở hữu cây phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo quản cây. Trong trường hợp cây trôm mõ ở phường Khánh Hậu, do cây ở ngoài đường, không thuộc cơ sở thờ tự hay tổ chức nào, nên phường Khánh Hậu, TP.Tân An có trách nhiệm chăm sóc, bảo quản.

Trao đổi về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Tân An – ông Lê Công Đỉnh cho biết, UBND phường Khánh Hậu đã có báo cáo và đề xuất phương án chăm sóc, bảo vệ cây trôm trước chùa Diêu Quang và lãnh đạo TP.Tân An đang giao cơ quan chức năng xem xét, thẩm định.

Theo đó, sẽ xem xét tiến hành lắp cột thu lôi để bảo vệ cây trôm khỏi sét đánh. Đồng thời, UBND phường Khánh Hậu sẽ phối hợp với ngành Quản lý đô thị và trao đổi với chùa Diêu Quang để tạo khoảng trống cho gốc cây để khi cần thì bơm nước “giải khát” cho cây.

Cây trôm mõ khoảng 350 năm tuổi ở phường Khánh Hậu, TP.Tân An, tỉnh Long An. Ảnh: K.Q
Cây trôm mõ khoảng 350 năm tuổi ở phường Khánh Hậu, TP.Tân An, tỉnh Long An. Ảnh: K.Q
Gắn biển “Cây Di sản việt Nam” cho cây trôm. Ảnh: K.Q
Cây được gắn biển “Cây Di sản việt Nam”. Ảnh: K.Q
Phải 4 người ôm mới hết thân cây trôm. Ảnh: K.Q
Phải 4 người ôm mới hết thân cây trôm. Ảnh: K.Q
Chung quanh gốc cây trôm đã bị bê tông hóa. Ảnh: K.Q
Chung quanh gốc cây trôm hiện đã bị bêtông hóa. Ảnh: K.Q
Cây trôm khô trụi lá, vẫn còn cành khô bị sét đánh hồi mùa mưa năm trước. Ảnh: K.Q
Cây trôm khô trụi lá, vẫn còn cành khô bị sét đánh hồi mùa mưa năm trước. Ảnh: K.Q
Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Lý lịch kỳ thú của 2 cây di sản trong Khu di tích thân sinh Bác Hồ

Lục Tùng |

2 cây di sản trong Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Bác Hồ có lý lịch hết sức kỳ thú.

Cây di sản hiếm hoi còn lại từ buổi đầu khai phá vùng đất Tây Nam bộ

Kỳ Quan |

Vùng đất Tây Nam bộ được những lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá từ cách đây hơn 300 năm. Đây là vùng đất sình lầy, ngập nước, nền đất yếu. Vì vậy mà những di sản như các công trình xây dựng buổi đầu đến nay không còn lưu giữ được gì. Ngay cả cây xanh, cây rừng cũng khó trường tồn, hiện nay chỉ còn ghi nhận số cây đếm trên đầu ngón tay còn lại từ buổi đầu khai khẩn.

Công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa

Nhiệt Băng |

Chiều 5.6, tại Vùng 4 Hải quân, UBND huyện Trường Sa phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức lễ công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Lý lịch kỳ thú của 2 cây di sản trong Khu di tích thân sinh Bác Hồ

Lục Tùng |

2 cây di sản trong Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Bác Hồ có lý lịch hết sức kỳ thú.

Cây di sản hiếm hoi còn lại từ buổi đầu khai phá vùng đất Tây Nam bộ

Kỳ Quan |

Vùng đất Tây Nam bộ được những lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá từ cách đây hơn 300 năm. Đây là vùng đất sình lầy, ngập nước, nền đất yếu. Vì vậy mà những di sản như các công trình xây dựng buổi đầu đến nay không còn lưu giữ được gì. Ngay cả cây xanh, cây rừng cũng khó trường tồn, hiện nay chỉ còn ghi nhận số cây đếm trên đầu ngón tay còn lại từ buổi đầu khai khẩn.

Công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa

Nhiệt Băng |

Chiều 5.6, tại Vùng 4 Hải quân, UBND huyện Trường Sa phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức lễ công nhận 4 cây di sản ở Trường Sa.