"Cát tặc" lộng hành gần dự án nạo vét bến phà Cồn Nhất

TRUNG DU |

Đầu tháng 10.2021, Báo Lao Động liên tục nhận được phản ánh, bức xúc của người dân ở xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) về tình trạng khai thác cát trái phép đã, đang diễn ra rầm rộ, ngang nhiên trên sông Hồng đoạn gần Dự án nạo vét, gia cố mái âu bến phà Cồn Nhất đang thi công gần đó.

Theo phản ánh, từ mấy tháng trở lại đây, lợi dụng việc thi công Dự án dự án nạo vét luồng ra, vào, trạm bến phà Cồn Nhất trên Quốc lộ 37B thuộc địa bàn xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình), nhiều phương tiện tàu thuyền vỏ sắt với công suất và tải trọng lớn đã vô tư, công khai sử dụng vòi rồng "rút ruột", bức tử sông Hồng thông qua hoạt động hút cát trái phép, đánh cắp tài nguyên quốc gia, gây sụt lún, sạt lở vùng đất bãi bồi ven sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy hải sản, canh tác hoa màu của người dân.

 
 
Khu vực dự án nạo vét có gắn biển báo công trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị thi công là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Minh Hưng. Ảnh: T.D

Từ phản ánh của bạn đọc, ngày 8.10, PV Lao Động đã trực tiếp có mặt tại khu vực bến phà Cồn Nhất (kết nối Quốc lộ 37B thuộc địa phận xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình với huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) để xác minh làm rõ thông tin.

 
Khu vực chính giữa bến phà Cồn Nhất. Ảnh: T.D

Theo quan sát của PV, từ khu vực lối xuống chính giữa bến phà Cồn Nhất trên sông Hồng thuộc địa phận thôn Nam Hòa giáp ranh với thôn Tân Thành (xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) chếch lên phía thượng nguồn khoảng hơn 100 mét đang có Dự án thi công nạo vét phà Cồn Nhất Quốc lộ 37 tỉnh Thái Bình, đảm bảo cho phương tiện neo, đậu vượt sông ra, vào âu phà thuận tiện, an toàn.

 
 
 
Tàu khai thác cát công suất lớn hoạt động ngoài khu vực cửa âu phà đang thi công, nạo vét, chếch lên trên về phía thượng nguồn sông Hồng. Ảnh: NDCC

Người dân thôn Nam Hòa (xã Hồng Tiến) cho hay, thời gian vừa qua, lợi dụng việc thi công dự án vừa nêu, nhiều phương tiện tàu thuyền có sức chứa hàng trăm mét khối trang bị vòi rồng đua nhau hoạt động khai thác cát trái phép, hút ruột sông Hồng bên ngoài phạm vi dự án. Các đối tượng chủ yếu hoạt động về đêm, thi thoảng hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều muộn tùy theo con nước thủy triều.

 
 
Tàu khai thác phía dưới khu vực âu phà xuôi về phía hạ nguồn sông Hồng. Ảnh: NDCC

Anh L., một hộ dân có diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản gần khu vực nói trên, bức xúc: "Chúng tôi không biết thông tin cụ thể dự án nạo vét ra sao, tuy nhiên thời gian qua, chúng tôi thấy hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ, tấp nập cả ngày lẫn đêm ở vùng bên trái bến phà xuôi về phía hạ nguồn và cả phía bên phải ngược lên thượng nguồn sông Hồng.

Rõ ràng họ không chỉ khai thác, nạo vét trong phạm vi dự án mà đã vươn ra tận thu hàng trăm ngàn khối cát ở cả những vùng xung quanh, thậm chí cách xa địa giới dự án được cấp phép".

 
Theo người dân, hàng ngàn khối cát dưới đáy sông Hồng đã bị "cát tặc" đánh cắp. Ảnh: NDCC

Vẫn theo anh L., ngày 7.10, 6 hộ dân là thành viên thuộc Hợp tác xã thủy sản Hồng Tiến đã có đơn thư kêu cứu gửi UBND xã Hồng Tiến và cơ quan báo chí, đề nghị thông tin, kiểm tra, xử lý vụ việc.

Từ hình ảnh, clip do người dân ghi lại cung cấp cho PV, có thể thấy gần đây nhất, khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.2021, những phản ánh nói trên của người dân là xác đáng, có căn cứ.

 
Đơn kêu cứu của người dân bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát trái phép.

Trả lời PV Lao Động, ông Vũ Văn Luyện - Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến - cho biết: "Xã cũng đã nhiều lần nhận được phản ánh của người dân, tuy nhiên khi chúng tôi xuống hiện trường để kiểm tra, xác minh thì chỉ thấy rằng tàu thuyền vẫn khai thác đúng địa giới, trong phạm vi phao xác định vị trí dự án nạo vét".

Theo nguồn tin của PV Lao Động, đầu tháng 9.2021, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC 05) - Công an tỉnh Nam Định đã chuyển hồ sợ vụ việc bắt quả tang tàu nạo vét cát trái phép trên sông Hồng tới Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh này để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, sáng ngày 22.8, tại khu vực sông Hồng, thuộc địa bàn xóm 29, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy (gần mố cầu vượt Nam Định - Thái Bình đang thi công), lực lượng của PC05 Nam Định, Công an huyện Giao Thủy, Trạm kiểm soát biên phòng Ba Lạt thực hiện kiểm tra, phát hiện tàu khai thác cát BKS TB- 1122 đang thực hiện bơm cát từ tàu lên bãi cát ven sông. Người điều khiển tàu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ số cát đang bơm lên bãi.

 
Hiện trường vụ việc. Ảnh: CTV

Qua sổ tay ghi chép của chủ tàu kết hợp xác minh, lực lượng chức năng xác định được, từ ngày 15.8 đến ngày 22.8, con tàu này đã thực hiện 7 lần nạo vét lòng sông Hồng, với tổng khối lượng cát đã khai thác là 4.140 m3, đến lần thứ 7 thì bị phát hiện. Tiếp tục đấu tranh, công an xác định vị trí tàu khai thác cát trên nằm phía dưới nguồn bến phà Cồn Nhất, cách khoảng 150m - 200m.

Số lượng cát hơn 4000m3 trên sau khi được nạo vét lại được bơm lên bãi tạm ở địa bàn xóm 29, xã Giao Thiện thuộc địa bàn tỉnh Nam Định và lại được vận chuyển vào trong khoảng 50m để san lấp mặt bằng mố cầu vượt sông Hồng kết nối tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn tỉnh Nam Định đang thi công.

Đáng chú ý, chủ tàu vi phạm xuất trình được hợp đồng cho thuê phương tiện, người điều khiển ký kết với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Minh Hưng - cũng chính là đơn vị thi công dự án nạo vét cửa âu phà Cồn Nhất.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Cần sớm di dời trạm trộn bê tông "chui" gây ô nhiễm

TRUNG DU |

Hơn một năm qua, một trạm trộn bê tông quy mô lớn nằm giáp chân cầu Hiệp, thuộc địa phận thôn Bến Hiệp (xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) ngang nhiên xây dựng, hoạt động không phép trên hành lang thoát lũ, bảo vệ đê sông Luộc... nhưng đến nay vẫn chưa bị xử lý dứt điểm.

Thái Bình: Hàng ngàn khối đất ngoài đê bị múc trộm đưa đi tiêu thụ

TRUNG DU |

Một hộ dân ở xã Vũ Đông (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) được chính quyền địa phương cho thuê gần 20.000m2 đất bãi bồi ngoài đê sông Trà Lý để phục vụ canh tác, sản xuất nông nghiệp. Vậy nhưng, người này lại ngang nhiên dùng máy múc, tự ý đào xúc hàng ngàn m3 đất chuyển đi tiêu thụ bằng đường thủy, phá vỡ mặt bằng, xâm phạm đê điều, để lại những khoảng nước rộng như ao, hồ.

"Cát tặc" lại ngang nhiên, rầm rộ "rút ruột" sông Hồng ở địa phận Thái Bình

TRUNG DU |

Thời gian vừa qua, PV Lao Động liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng khai thác cát trái phép tái diễn rầm rộ, trắng trợn trên tuyến sông Hồng qua địa phận tỉnh Thái Bình. Nghiêm trọng nhất phải kể đến những đoạn sông Hồng chạy qua các xã Hồng An (huyện Hưng Hà), xã Vũ Đoài (huyện Vũ Thư) và xã Nam Hồng (huyện Tiền Hải)...

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Thái Bình: Cần sớm di dời trạm trộn bê tông "chui" gây ô nhiễm

TRUNG DU |

Hơn một năm qua, một trạm trộn bê tông quy mô lớn nằm giáp chân cầu Hiệp, thuộc địa phận thôn Bến Hiệp (xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) ngang nhiên xây dựng, hoạt động không phép trên hành lang thoát lũ, bảo vệ đê sông Luộc... nhưng đến nay vẫn chưa bị xử lý dứt điểm.

Thái Bình: Hàng ngàn khối đất ngoài đê bị múc trộm đưa đi tiêu thụ

TRUNG DU |

Một hộ dân ở xã Vũ Đông (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) được chính quyền địa phương cho thuê gần 20.000m2 đất bãi bồi ngoài đê sông Trà Lý để phục vụ canh tác, sản xuất nông nghiệp. Vậy nhưng, người này lại ngang nhiên dùng máy múc, tự ý đào xúc hàng ngàn m3 đất chuyển đi tiêu thụ bằng đường thủy, phá vỡ mặt bằng, xâm phạm đê điều, để lại những khoảng nước rộng như ao, hồ.

"Cát tặc" lại ngang nhiên, rầm rộ "rút ruột" sông Hồng ở địa phận Thái Bình

TRUNG DU |

Thời gian vừa qua, PV Lao Động liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng khai thác cát trái phép tái diễn rầm rộ, trắng trợn trên tuyến sông Hồng qua địa phận tỉnh Thái Bình. Nghiêm trọng nhất phải kể đến những đoạn sông Hồng chạy qua các xã Hồng An (huyện Hưng Hà), xã Vũ Đoài (huyện Vũ Thư) và xã Nam Hồng (huyện Tiền Hải)...