Cảnh trần ai sau cánh cổng Công ty Hoàng Gia Yên Bái

Nhóm PV |

Yên Bái - Không hợp đồng lao động, không quyền lợi bảo hiểm, không nhà ăn công nhân, không thưởng - chỉ phạt, thúc ép làm quá giờ trong môi trường nặng nhọc nhưng lại nợ lương để ràng buộc người lao động,… đó là những gì đang diễn ra tại Công ty Hoàng Gia Yên Bái.

2 phút tuyển dụng, thành công nhân

Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái đi vào hoạt động từ tháng 3.2019, nằm trên một khu đất rộng lớn thuộc huyện Yên Bình, cách trung tâm TP Yên Bái chừng 15km.

Trong đoạn clip giới thiệu lễ ra mắt được đăng tải hoành tráng trên truyền thông thì đây là đơn vị chuyên về chế biến gỗ dán, có máy móc hiện đại, công suất 15.000m3/năm.

Trong vai người có nhu cầu, PV Báo Lao Động dễ dàng vượt qua vòng tuyển dụng sơ sài của công ty này. Tại thời điểm có mặt, tổng nhân sự đang làm việc khoảng trên 300 người.

Không cần bất cứ loại hồ sơ giấy tờ nào, thậm chí chứng minh thư nhân dân cũng không cần thiết, toàn bộ quá trình xin việc diễn ra chưa đầy 2 phút.

Người nữ phụ trách tên Hương (còn gọi là Nguyễn Nhung) cho biết, ai cũng có thể đi làm ngay. Sau đó, PV được yêu cầu tự bỏ tiền để trang bị bộ dụng cụ bảo hộ lao động gồm đôi găng tay, tạp dề và dao cắt giấy. Tổng giá trị 50.000 đồng.

Hai phân xưởng lớn nhất trong khuôn viên Công ty Hoàng Gia Yên Bái. Ảnh: AT.
Hai phân xưởng lớn nhất trong khuôn viên Công ty Hoàng Gia Yên Bái. Ảnh: AT.

Nhìn từ cổng, Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái bề thế, được chia thành 3 khu nhà xưởng lớn với nhà điều hành riêng. Hai khu phân xưởng chính và đông công nhân nhất lần lượt được gọi tên là 185 và 186. Khu còn lại đang lên kế hoạch chế biến quặng.

Tuy vậy, xưởng 185 - nơi PV được phân việc - không hề có biển tên, bảng hiệu. Còn tại xưởng 186, tên chỉ là những con số nguệch ngoạc phết bằng sơn đỏ trên nền tường trắng của dãy nhà điều hành mới xây.

Khi được đặt câu hỏi “Làm việc tại đây có được hưởng các chế độ như hợp đồng lao động và bảo hiểm không?”, trong tiếng ồn ào, cắt gỗ sắc lẹm của máy cắt viền, ép gỗ, người phụ nữ tên Hương ỡm ờ đáp: “Mai cứ đến làm”.

Làm việc tại Hoàng Gia, đến chiếc găng tay công nhân cũng phải tự bỏ tiền túi để mua. Ảnh: T.L
Công ty Hoàng Gia Yên Bái thậm còn bán cả găng tay và các dụng cụ bảo hộ tối thiểu cho người lao động. Ảnh: TL.

Bán khoán công việc, chế độ tự lo

Được nhận vào làm ở tổ xếp ô tại xưởng 185, buổi làm đầu tiên, PV được các công nhân giàu kinh nghiệm hướng dẫn. Mọi thứ diễn ra quay cuồng trong khói bụi, gần như không có thời gian nghỉ tay.

Những ngày sau, khi đã quen dần với cảnh cơ cực, chúng tôi bắt đầu dành ra những quỹ thời gian nhỏ để tìm hiểu và không khỏi bất ngờ khi đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, bên trong, hầu hết các quyền lợi cơ bản, hợp pháp của người lao động đều bị tước bỏ.

Anh P.V.Đ (SN 1990, trú tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vừa xếp ván vừa nói: “Ở đây cứ vào là làm thôi. Không được ký kết gì đâu. Làm gỗ dán, gỗ ép, ghép ô… Các ông chủ thực sự ở đây đều là người nước ngoài. Chưa thấy chủ người Việt Nam xuất hiện bao giờ. Có lẽ chỉ đứng tên”.

 
Các công nhân đang làm việc trong cảnh khói bụi. Ảnh: T.L

Cũng theo anh Đ, một người khỏe mạnh một ngày làm liên tục xếp được khoảng 20 tấm ván ghép, tùy từng loại ván mà được các ông chủ ngoại quốc trả tiền từ 5-10.000 đồng/tấm.

Một ngày lao động cật lực, công nhân nhận về khoảng 300.000 đồng ngoài ra không có bất cứ thu nhập nào khác. Một đồng tiền thưởng ngày lễ, Tết, chế độ thăm hỏi ốm đau cũng không có. Các công nhân thậm chí phải tự đếm số ván mình làm được, tự chấm công hàng tháng. Nếu tính thiếu thì bị lờ đi, thừa thì bị phạt rất nặng.

Còn tại tổ ép nóng, lau vội những giọt mồ hôi trên trán, ông P.T.V (42 tuổi, trú tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) tâm sự: “Ở đây chí có lương khoán theo sản phẩm. cứ 800 đồng/cái. Ngày trung bình làm được 300-400 cái. Công nhân phải tự túc hết, từ cơm ăn, nước uống xăng xe đi lại,…chẳng ai có hợp đồng lao động hay chế độ gì khác".

Không chỉ anh Đ, ông V mà hầu hết lao động tại Hoàng Gia Yên Bái đều biết người thực sự đứng ra trả lương cho công nhân là những người nước ngoài. Quản lý người Việt chỉ làm thuê hoặc phiên dịch viên. Tuy vậy, không ai biết tên và dám hỏi danh tính cụ thể của những người ngoại quốc này. Họ chỉ biết nếu không làm tốt, sẽ bị lập tức sa thải.

Loại giấy tờ duy nhất công nhân được ký là bảng chấm công bằng chữ song ngữ. Ngoài ra không có bất cứ một giao kết nào có giá trị pháp lý. Ảnh: VĐ.
Loại giấy tờ duy nhất công nhân được ký là bảng chấm công bằng chữ song ngữ. Ngoài ra không có bất cứ một giao kết nào có giá trị pháp lý. Ảnh: VĐ.

Trong những ngày lưu lại đây, theo quan sát của PV, có 4 người ngoại quốc được cho là "sếp" của xưởng 185 thường xuyên xuất hiện.

Sự hiện diện của các "sếp" ngoại quốc diễn ra khá rõ nét khi có khá nhiều thông báo bằng chữ tượng hình được dán khắp nơi quanh công ty.

Về điều này, ông V cho biết: "Các "sếp" người Việt thì chủ yếu chỉ là phiên dịch và quản lý. Còn "sếp" thật sự là người nước ngoài. Họ ngồi trong dãy nhà điều hành và có tới 36 camera giám sát. Tôi làm ở đây mấy năm rồi mà chưa bao giờ thấy thưởng, chỉ thấy phạt. Làm sai một tí là lại phạt".

Ông V. thậm chí còn gọi đây là một dạng "công ty ma cô", chỉ chăm chăm trốn thuế và tìm mọi cách để trừ lương, bóp nặn công nhân. "Chỉ có phạt, không có thưởng!", ông ngao ngán.

Theo tìm hiểu của PV, đa phần công nhân đang làm việc tại Hoàng Gia Yên Bái là người dân tộc thiểu số. 2 năm nay lại đây do dịch bệnh không đi làm ăn xa được nên nhiều người phải chấp nhận làm dù biết thiệt thòi trăm đường.

Đã thế, công ty luôn tìm cách nợ lại một nửa số lương thực nhận để khiến các công nhân không dám nghỉ giữa chừng. Bởi khi nghỉ giữa chừng, họ cầm chắc việc mất trắng khoản tiền nợ hoặc có đòi thì cũng bị tìm mọi cách trừ cho bằng hết.

Tìm mọi cách để chèn ép, trừ lương

Trước đó, Báo Lao Động có bài phản ánh Công ty Hoàng Gia Yên Bái bị tố quỵt lương hàng chục công nhân.

Theo đó trong quá trình hoạt động, Công ty này liên tục bị tố cáo tìm mọi cách để đè nén, chèn ép và quỵt lương khoản lương ít ỏi của người lao động.

Cụ thể, cựu công nhân T.T.T cho biết, ở phân xưởng 186, ngoài việc thường xuyên ép thời gian làm từ 10-12h/ngày và tăng ca 3 buổi/tuần, mỗi khi rảnh thì người lao động bị bắt đi dọn dẹp nhà vệ sinh, xưởng có 6 tổ thì chia ra lau dọn.

Ngồi trên những tấm ván gỗ, các công nhân ăn vội vã bữa trưa tự mang từ nhà đi. Ảnh: AT.
Ngồi trên những tấm ván gỗ, các công nhân ăn vội vã bữa trưa tự mang từ nhà đi. Ảnh: AT.

Không chỉ vậy, công ty hoàn toàn không có chế ăn trưa, cũng không có nhà ăn. Những người ở xa phải mang cơm đến. Những ngày hè nóng nực, do để từ sáng sớm đến trưa cơm thường bị ôi thiu nhưng họ vẫn phải cố nuốt, ngồi ăn trên tấm thảm vênh để có sức làm việc.

Một cựu quản lý thậm chí còn cho PV Lao Động biết, đối với những công nhân không thực hiện các yêu cầu thì bị quản đốc chửi bới vô cùng thậm tệ, thậm chí có lời lẽ sỉ nhục, xúc phạm, bôi nhọ danh dự.

Khi bị ép lao động quá nhiều mà lương không đảm bảo với công sức bỏ ra, công nhân đình công, nghỉ việc thì quy vào tội chống đối, phạt tiền trừ vào lương...

Cũng theo tìm hiểu của PV, với liên tiếp những sai phạm có hệ thống, công ty Hoàng Gia Yên Bái từng bị các cấp chức năng từ huyện Yên Bình đến tỉnh Yên Bái yêu cầu xử phạt ít nhất 5 lần.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Đình Trịnh – Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái thừa nhận, doanh nghiệp hiện có hơn 300 công nhân đang làm việc, nhưng mới thực hiện đóng bảo hiểm khoảng 10 người. Trong khi đó, số người nước ngoài đang làm việc tại công ty dưới danh nghĩa "chuyên gia" cũng khoảng 10 người.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Công nhân xa nhà: Tủi thân, lạ lẫm với mọi thứ

Minh Phương |

Những nữ công nhân (CN) đi làm một mình nơi đất khách, họ chấp nhận xa gia đình, con nhỏ để có tiền lo cho cuộc sống. Và từ đây, họ gặp không ít khó khăn: Nhớ nhà, không thông thạo đường xá, lạ lẫm với tất cả...

Công ty Hoàng Gia Yên Bái tiếp tục bị tố vi phạm Luật lao động

Văn Đức |

Những công nhân làm việc tại Công ty Hoàng Gia Yên Bái liên tiếp tố Công ty này có những hành vi vi phạm Luật Lao động.

Công ty Hoàng Gia Yên Bái bị tố quỵt lương hàng chục công nhân

Văn Đức |

Hàng chục công nhân làm việc tại ngành gỗ 186 (Công ty Hoàng Gia Yên Bái) đang rơi vào cảnh khốn đốn vì bị quỵt lương.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Công nhân xa nhà: Tủi thân, lạ lẫm với mọi thứ

Minh Phương |

Những nữ công nhân (CN) đi làm một mình nơi đất khách, họ chấp nhận xa gia đình, con nhỏ để có tiền lo cho cuộc sống. Và từ đây, họ gặp không ít khó khăn: Nhớ nhà, không thông thạo đường xá, lạ lẫm với tất cả...

Công ty Hoàng Gia Yên Bái tiếp tục bị tố vi phạm Luật lao động

Văn Đức |

Những công nhân làm việc tại Công ty Hoàng Gia Yên Bái liên tiếp tố Công ty này có những hành vi vi phạm Luật Lao động.

Công ty Hoàng Gia Yên Bái bị tố quỵt lương hàng chục công nhân

Văn Đức |

Hàng chục công nhân làm việc tại ngành gỗ 186 (Công ty Hoàng Gia Yên Bái) đang rơi vào cảnh khốn đốn vì bị quỵt lương.